Ứng phó với thiên tai: Phát triển bền vững là chưa đủ

ThienNhien.Net – Trong nhiều thập kỷ qua, những người quan ngại về các vấn đề nghiêm trọng của thế giới như suy thoái môi trường, nghèo đói, an ninh lương thực, và biến đổi khí hậu đã đồng lòng chống lại nó dưới ngọn cờ “bền vững” (sustainability). Quan điểm này dựa trên niềm tin rằng thông qua các nguồn hỗ trợ, kết hợp với sự đổi mới về công nghệ và những thay đổi xã hội, con người cuối cùng rồi sẽ đạt được sự cân bằng dài lâu với trái đất, và với chính con người với nhau.

Đó là một tầm nhìn vô cùnglý thú và nhân văn. Tuy nhiên, ngàynay, thế giới đang càng ngày mất cân bằng, quan điểm về bền vững đang bị thách thức một cách âm thầm từ trong nội tại. Từ đó, ngày càng nhiều các nhà khoa học, nhà cải cách xã hội, lãnh đạo cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, các chính phủ, doanh nghiệp khởi xướng một cuộc đối thoại về ý tưởng mới mang tên sức bền (resilience).

Cốt lõi của ý tưởng này là cách thức giúp những đối tượng dễ bị tổn thương, các tổ chức và hệ thống trở nên bền bỉ, và thậm chí còn có thể phát triển tốt trước những thách thức không lường trước được. Nếu như tính bền vững hướng tới một thế giới cân bằng thì sức bền tìm kiếm cách quản lý một thế giới không cân bằng.

Đây là một chương trình nghị sự quy mô, một mặt nhằm tăng cường sự linh hoạt, thông minh và nhạy bén cho các cộng đồng, các thể chế và hệ thống cơ sở hạ tầng khi đối mặt với các sự kiện thời tiết cực đoan, mặt khác thúc đẩy năng lực tâm lý và sinh lý của con người khi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng cao độ.

Chẳng hạn, ý tưởng về sức bền bắt đầu từ việc định hình cách thức tư duy của các nhà quy hoạch đô thị ở các thành phố lớn về đổi mới hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kĩ vốn chịu được các rủi ro thông thường nhưng lại vô cùng mong manh khi đối mặt với những biến động lớn như bão lũ, dịch bệnh, khủng bố, hoặc thiếu năng lượng.

Đối mặt với những thách thức kiểu này không chỉ đơn giản là xây những bức tường cao hơn mà là cách điều hòa những cơn sóng. Đối với các sự kiện thời tiết bất thường, điều này có nghĩa là phát triển những loại cơ sở hạ tầng theo kiểu quân đội vẫn thường làm như những cây cầu tạm có thể “nổi phồng” hoặc thay đổi vị trí dọc các sông khi xảy ra lũ lụt, hoặc các mạng lưới không dây và hệ thống siêu lưới điện có thể thay thế cho hệ thống máy biến áp bị hư hỏng.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tận dụng thiên nhiên như một dạng cơ sở hạ tầng “mềm”. Chẳng hạn, dọc vùng duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳhiện nay chính quyền đã bắt đầu chú trọng đến việc hồi phục các vùng đất ngập nước, yếu tố quan trọng giúp giảm tốc các trận bão. Tương lai mới của New York phụ thuộc mật thiết với những vùng đất này, như đã từng gắn kết nhiều thế kỉ trước đây.

Ảnh minh họa: Conservation Magazine
Ảnh minh họa: Conservation Magazine

Cơn bão Sandy năm 2012 đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho New York ở vùng Hạ Manhattan, khu vực đáng ra ít bị ảnh hưởng nhất của hòn đảo khi vừa mới được tái phát triển. Tuy nhiên, theo lý giải của Jonathan Rosa, chuyên gia quy hoạch và phát triển đô thị, thì Hạ Manhattan đã được tái xây dựng một cách “bền vững” chứ không “bền”.

“Sau sự kiện 9/11, vùng Hạ Manhattan sở hữu nhiều công trình xanh, đạt chứng chỉ LEED (chứng nhận Tòa nhà xanh được xây dựng và giới thiệu tại Mỹ năm 1999). Tuy nhiên điều này chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Các tòa nhà được thiết kế nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, nhưng không thể phản ứng lại với các tác động của môi trường”, ví dụ như một hệ thống năng lượng dự trữ, theo đánh giá của Jonathan.

Ngược lại với định kiến về các luồng sáng kiến, rất nhiều trong số các công cụ thích ứng, tăng sức bền quan trọng nhất lại xuất phát từ các nước đang phát triển, mặc dù phải đấu tranh với rất nhiều thách thức lớn và kinh phí hạn chế.

Tại Kenya, chương trình bảo hiểm nông nghiệp hộ gia đình Kilimo Salama đã sử dụng bộ cảm ứng thời tiết không dây giúp nông dân tránh những rủi ro thiệt hại về kinh tế trước những thay đổi của khí hậu. Ở Ấn độ, Hệ thống Năng lượng Vỏ cây đã giúp biến rác thải nông nghiệp thành điện năng cho các làng không có lưới điện. Và trên thế giới, một dịch vụ mang tên Ushahidi đã giúp cộng đồng tiếp cận thông tin khi xảy ra thiên tai bằng chính điện thoại di động của họ.

Không giải pháp nào được kể trên là giải pháp vĩnh viễn, cũng không có giải pháp nào vượt ra khỏi các vấn đề mà chúng giải quyết. Nhưng mỗi giải pháp lại có thể giúp một cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những cộng đồng bền lề xã hội, chống chọi với những những cú sốc có thể là vô cùng nghiêm trọng. Thay vì các quy hoạch vĩ mô, những tiếp cận này mang đến một loạt các công cụ đa dạng và nền tảng giúp con người tăng cường sự tự chủ, phối hợp và sáng tạo hơn trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai.

Mặc dù nghe có vẻ khôn ngoan, việc chuyển đổi từ tập trung vào phát triển bền vững sang tăng cường sức bềnkhiến nhiều nhà môi trường và hoạt động xã hội theo kiểu cũ cảm thấy không hề dễ dàng, vì nghe có vẻ giống như thích ứng (adapt), cách thức không được nhiều nơi thừa nhận. Một số ý kiến cho rằng thích ứng với những thay đổi không mong muốn đồng nghĩa với việc tự cho phép mình bị đặt vào một đống hỗn loạn ngay từ ban đầu và mất đi quyền bắt chúng dừng lại. Và những lí luận này cho rằng tốt hơn hết là phải giảm thiểu rủi ro từ tận gốc.

Thật không may, quan điểm chính trị của phong trào bền vững, chưa nói đến việc quảng bá cho nó, đã dẫn đến một sự hiểu lầm rộng rãi rằng sự cân bằng hoàn hảo là có thể đạt được. Tuy nhiên, thế giới không xoay chuyển theo cách đó mà tồn tại dưới trạng thái mất cân bằng liên tiếp và chúng ta cố gắng, thất bại, thích ứng, học hỏi, phát triển theo một vòng luân hồi không có kết thúc. Thực ra nếu hiểu đúng, thất bại chính là nền tảng cho thay đổi và phát triển. Đó là lí do vì sao hầu hết những nơi có sức bền lại ít bị ảnh hưởng nhất – họ đã sẵn những trải nghiệm với những điều tồi tệ.

“Sức bền” không vẽ ra một tương lai nhất định mà chỉ mặc định mọi việc sẽ biến thiên, chúng ta sẽ bị ngạc nhiên, và có thể sẽ mắc sai lầm. Tuy nhiên, chúng ta cần thừa nhận rằng lối mòn chúng ta đã đi đến nay chưa dẫn đến một viễn cảnh đẹp, và cũng không có triển vọng trong tương lai gần. Vì vậy, chúng ta cần các cách tiếp cận thực tế và mang tính bao quát chính trị hơn – phải cuốn theo những đợt sóng thay vì cố gắng ngăn cản đại dương.