Quỹ khí hậu mới của Liên Hợp Quốc chấp nhận rủi ro để thúc đẩy công nghệ xanh

ThienNhien.Net – Mới đây, bà Hela Cheikhrouhou, Giám đốc điều hành của Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) cho biết, quỹ sẽ chấp nhận rủi ro lớn hơn so với nhiều nhà cho vay quốc tế để thúc đẩy công nghệ xanh tiên tiến.

09062015_quykhihaumoi

Bà Hela Cheikhrouhou nói với Reuters rằng, những cam kết tài trợ với trị giá 10,2 tỷ USD cho đến nay là một khởi đầu tốt, nhưng chỉ một phần nhỏ trong khoản tài trợ đó là cần thiết để hạn chế phát thải khí nhà kính và thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ.

GCF sẽ chấp nhận rủi ro để thúc đẩy công nghệ mới ở các quốc gia mới nổi, bà nói và so sánh quỹ với một công ty chỉ số thị trường chứng khoán công nghệ cao và có mức tín dụng thấp hơn một công ty trên thị trường chứng khoán.

“Nếu bạn muốn có một sự thay đổi lớn, bạn không thể là một trong những công ty phát hành cổ phiếu “thượng hạng” và siêu bảo thủ,” bà Hela Cheikhrouhou nói qua điện thoại từ Bonn, Đức, nơi gần 200 quốc gia đang bàn luận về kế hoạch làm chậm sự nóng lên toàn cầu. Kế hoạch này sẽ được thống nhất tại Paris vào tháng 12.

Ban quản lý GCF có khả năng quyết định một hồ sơ cho vay đối với quỹ dưới sự xếp hạng tín dụng AAA hàng đầu của Ngân hàng Thế giới nếu nó được cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor đánh giá, bà Hela Cheikhrouhou nói.

“Quỹ phải được xây dựng theo quan điểm của chúng tôi. Một dự án có nguy cơ cao không có nghĩa đó là một dự án tồi, bởi vì các khoản đầu tư của GCF sẽ là khoản đầu tư đầu tiên thiết lập một xu hướng” – bà cho biết.

Quỹ nhằm xác định bước đi đầu tiên của 5 đến 10 dự án tại các nước đang phát triển trước khi hội nghị thượng đỉnh Paris bắt đầu.

Mục đích của GCF nhằm trợ giúp các dự án mới về năng lượng mặt trời, năng lượng gió ở các quốc gia đang phát triển hoặc các công nghệ sạch hơn để hạn chế phát thải khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Bà Cheikhrouhou kêu gọi Mỹ, Ý và Canada xác nhận các cam kết ban đầu về tiền mặt được đưa ra hồi cuối năm ngoái cho quỹ có trụ sở tại Hàn Quốc. Những nhà lãnh đạo của các quốc gia trong nhóm G7 tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ở Đức vào ngày 7 và 8/6, đã ký thỏa thuận chính thức với quỹ.

“Điều quan trọng là chúng ta không cảm thấy công việc được thực hiện”, bà nói về những cam kết ban đầu với trị giá 10,2 tỷ USD trong 4 năm từ năm 2015.

Ước tính, từ năm 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 450 tỷ USD mỗi năm, trong đó 350 tỷ USD dành cho việc hạn chế phát thải khí nhà kính và 100 tỷ USD được sử dụng để thích ứng với những thay đổi như mưa lớn thường xuyên và nắng nóng gay gắt.