Tới năm 2030 hơn 80% hoạt động phá rừng chỉ tập trung ở 11 khu vực

ThienNhien.Net – Tới năm 2030, hơn 80% diện tích rừng trên thế giới được dự đoán bị tàn phá chỉ tập trung ở11 khu vực, 10 trong số đó thuộc các vùng nhiệt đới. Đó là khẳng định từ một nghiên cứu vào tháng 4 vừa qua của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).

Phần mới nhất của loạt Báo cáo Living Forests (Những khu rừng còn tồn tại) do WWF thực hiện đã đưa ra con số gần 170 triệu héc ta rừng có thể biến mất trong khoảng từ 2010 đến 2030 nếu tiếp tục duy trì xu hướng hiện tại. Hãy tưởng tượng diện tích đó tương đương một khu rừng trải dài từ Đức, Anh, Thụy Sĩ đến Phần Lan, và có thể bị xóa sổ chỉ trong vòng 20 năm.

11 khu vực được điểm tên bao gồm vùng Amazon, Rừng Atlantic, Gran Chaco, Borneo, Cerrado, Choco Darien, Lưu vực Congo, Đông Úc,  Tiểu vùng Mê Kông, Đảo New Guinea và Sumatra.

Đây là những khu vực có đời sống hoang dã phong phú nhất trên thế giới, là nơi sinh sống của những cộng đồng thiểu số và những  loài bị đe dọa như đười ươi và hổ.

Con số đưa ra được dựa trên một phân tích trước đó, khẳng định hơn 230 triệu héc ta rừng sẽ biến mất vào năm 2050nếu không hành động kịp thời, và diện tích rừng bị tàn phá phải được giảm đến gần mức 0 trước năm 2020 mới có thể tránh được những tổn thất kinh tế và thay đổi khí hậu nghiêm trọng.

Ảnh minh họa: keprokagera.wordpress.com
Ảnh minh họa: keprokagera.wordpress.com

Nguyên nhân chủ yếu là mở rộng đất nông nghiệp

Báo cáo Những khu rừng đang tồn tại: Cứu lấy rừng đang nguy cấp phân tích những khu vực thường xuyên xảy ra phá rừng, nguyên nhân và các giải pháp có thể giúp đảo ngược xu hướng dự báo.

Khai thác gỗ và củi đốt không bền vững cũng dẫn đến suy thoái rừng. Trong khi đó, khai thác mỏ, thủy điện và nhiều dự án phát triển khác lại giúp mở đường vào rừng cho các hoạt động lấn chiếm và canh tác nông nghiệp.

“Thách thức đối với tài nguyên rừng không chỉ là một công ty hay là một nền công nghiệp, cũng không gói trọn trong một đường biên giới nào. Vì vậy, các giải pháp cần phải nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Các quyết định liên quan đến sử dụng đất phải tính đến nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, các cộng đồng và của thiên nhiên”, Rod Taylor, Giám đốc Chương trình Rừng Quốc tế WWF khẳng định.

Bài học từ Indonesia

Mặc dù nạn phá rừng đang giảm dần nhưng vẫn là một vấn nạn lớn đối với Indonesia. Sumatra đã mất hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên để nhường chỗ cho những cánh đồng gỗ giấy và dầu cọ, trong khi diện tích còn sót lại bị phân tán.

WWF dự đoán khoảng 5 triệu héc ta rừng tại quốc gia này sẽ tiếp tục bị khai tử cho đến năm 2030.

Trong đi đó, mật độrừng tại vùng Borneo, thuộc địa phận Malaysia và Brunei sẽ giảm một phần tư cho đến năm 2020 nếu tiếp tục duy trì xu hướng phá rừng hiện tại. Vùng New Guinea, thuộc Indonesia và Papua New Guinea cũng sẽ mất tới 7 triệu héc ta rừng trong khoảng 2010 và 2013 nếu các kế hoạch phát triển nông nghiệp quy mô lớn được hiện thực hóa.

Trước tình trạng đó, Indonesia được khuyến cáo cần tạm hoãn các quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để đánh giá kĩ lưỡng và đưa ra giải pháp giảm thiểu phá rừng và phát triển một nền kinh tế xanh toàn diện hơn.