Đa số các làng nghề chưa có hệ thống xử lý môi trường

ThienNhien.Net – Sáng 4/12, trong phần trả lời chất vấn của mình, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội (TNMT) Nguyễn Trọng Đông khẳng định, hầu như các làng nghề trên địa bàn thành phố không có hệ thống xử lý môi trường nước thải, cách âm, tiếng ồn theo quy định…

Cũng theo Giám đốc Sở TNMT Hà Nội, kinh phí để đầu tư công nghệ cũng như xây dựng các công trình xử lý môi trường lớn và nhận thức cũng còn hạn chế. Trong khi đó, vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người dân tại các vùng nông thôn đã được quan tâm hơn so với trách nhiệm tự bảo vệ môi trường cho cộng đồng của các hộ sản xuất.

Hình ảnh tại phiên họp. (Ảnh: Kinh Tế & Đô thị điện tử)
Hình ảnh tại phiên họp. (Ảnh: Kinh Tế & Đô thị điện tử)

Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cũng cho biết, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, Thành phố đã tiển khai công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề bằng nhiều giải pháp cụ thể: Về việc quy hoạch các điểm điểm, cụm công nghiệp và những điểm làng nghề nằm ngoài khu vực dân cư, từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất trong nội đô. “Đây là biện pháp để giải triệt để việc việc nâng cao chất lượng sống, môi trường sống của người dân trong các điểm dân cư làng nghề” – Ông Đông khẳng định.

Đồng thời, tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức, tập huấn về bảo vệ môi trường tại các làng nghề; xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, về ô nhiễm và thậm chí là thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm; huy động các nguồn vốn, các nguồn lực để đầu tư cho bảo vệ môi trường; ưu tiên bố trí ngân sách của thành phố cho các dụ án xử lý môi trường, làng nghề, đặc biệt là đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực để tăng cường đầu tư cho công trình xử lý ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào xử lý môi trường như xử lý chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Trên địa bàn thành phố đã có quy hoạch và đang triển khai xây dựng các cụm điểm công nghiệp và làng nghề, hiện có 42 cụm điểm công nghiệp đã đi vào hoạt động và 14 cụm, điểm công nghiệp đã cõ ử lý nước thải. Trong năm 2015 sẽ có tiếp tục đầu tư 9 cụm công trình xử lý nước thải cho các cụm, điểm công nghiệp.

Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông trả lời chất vấn vấn đề ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị điện tử)
Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông trả lời chất vấn vấn đề ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị điện tử)

Hiện bước đầu thành phố đã đầu tư các dự án như: Dự án xử lý nước thải ở Dương Liễu (huyện Hoài Đức), với công suất 13.000m3, dự án này trước đây là Bộ TNMT làm chủ đầu tư nhưng hiện đã chuyển về cho Hà Nội triển khai và sẽ theo hình thức xã hội hóa. Dự kiến năm 2015 sẽ triển khai, hiện đã giải phóng xong mặt bằng. Dự án nhà máy nước thải Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), tổng vốn đầu tư khoảng 231 tỷ đồng, dự kiến 2016 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Dự án nhà máy xử lý xã Vân Canh (huyện Hoài Đức), kinh phí khoảng 140 tỷ đồng, dự kiến quý I/2015 sẽ khởi công. Tuy nhiên dự án đang khó khăn trong bố trí vốn, do đó dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Dự án xử lý nước thải tại làng nghề cơ kim khí Thanh Thùy (huyện Thanh Oai), được thành phố chấp thuận đầu tư. Ngoài ra, TP Hà Nội cũng đã triển khai một số mô hình thí điểm xử lý ô nhiễm môi trường như: Dự án xử lý ô nhiễm môi trường ở xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai), Dự án xử lý bụi gỗ làng nghề Vân Hà (huyện Đông Anh) và xử lý ô nhiễm nước thải ở Bích Hòa (huyện Thanh Oai) bằng chế phẩm sinh học và đã nghiệm thu và đưa vào hoạt động, tới đây sẽ nhân rộng mô hình này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Liên quan đến câu hỏi của ĐB Phạm Xuân Tài về việc trên địa bàn thành phố có bao nhiêu làng nghề ô nhiêm môi trường, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, trong 1.350 làng nghề thì đa phần các làng nghề có ô nhiễm, thường là xen trong khu dân cư, các hộ dân vừa sản xuất vừa sinh sống… do vậy những làng nghề trong khu dân cư đều ô nhiễm. Đối với cụm điểm công nghiệp đã di chuyển như làng nghề như Bát Tràng đã di chuyển và sử dụng công nghệ tiên tiến.

Ông Đông cũng cho biết, trong nhiều giải pháp thì việc giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường là xây dựng các trạm xử lý, nhất là ở các làng nghề, làng nghề nằm trong khu dân cư nên cần xây dựng các khu thu gom để thu gom về một khu, tuy nhiên, do nguồn lực của thành phố hiện nay chưa đủ.

ĐB Đỗ Trung Hai đặt câu hỏi chất vấn.
ĐB Đỗ Trung Hai đặt câu hỏi chất vấn.

ĐB Đỗ Trung Hải đặt câu hỏi chất vấn.Trả lời ĐB Nguyễn Thị Thùy về giải pháp giải quyết khói bụi, tiếng ồn và xả thải, tới đây Sở TNMT sẽ phối hợp với Sở KHCN tham mưu với thành phố có chính sách vừa khuyến khích, vừa yêu cầu các hộ sản xuất trong cụm điểm công nghiệp hoặc trong làng nghề phải ứng dụng KHCN tiên tiến làm sao giảm tiếng ồn, vừa giảm khói bụi, từ nâng cao dần chất lượng môi trường các làng nghề.

Ngoài ra, Giám đốc Sở TNMT tiếp thu ý kiến các đại biểu và sẽ tham mưu về nguồn lực đầu tư cho môi trường làng nghề theo hướng xã hội hóa, giảm gánh nặng cho ngân sách; trách nhiệm của người dân và Ban quản lý các cụm công nghiệp vào việc thực hiện thu phí nhất là nguồn nước và rác thải, mua chế phẩm để tự xử lý môi trường…