Dấu ấn dơi lạ trong hang đá

ThienNhien.Net – Các nhà nghiên cứu cho biết,họ đã phát hiện thấy một hang động cổ ở miền bắc Australia, trong đó có những hình thù kỳ lạ được vẽ trên một bức tường đá miêu tả về một loài dơi lớn trước đây. Tác phẩm nghệ thuật này đã có cách đây khoảng 20.000 -25.000 năm trước (vào giai đoạn cuối thời kỳ băng hà). Bức tranh miêu tả 8 con dơi cái đang ngủ, nhưng họ nhận thấy nó không hề giống với những con dơi hiện được biết đến ở Australia, có thể những con dơi được mô tả trong bức tranh đã tuyệt chủng. Theo Jack Pettigrew (thuộc Đại học Queensland), những con dơi đó có đốm trắng ở trên mặt. Có 6 loài dơi lớn được biết đến trên toàn thế giới, 2 loài ở châu Phi và 4 loài ở những hòn đảo ngoài vùng phía Nam và Đông châu Á. Những hình vẽ miêu tả về dơi đã từng được tìm thấy trên một bức tường sa thạch (đá do cát kết lại) ở gần Kalumburu. Người ta gọi đó là một kiểu nghệ thuật đá với cái tên là “Bradshaw”, những người tạo ra loại hình nghệ thuật này là các thổ dân. Đã có nhiều cuộc tranh luận về nguyên nhân tuyệt chủng của các loài động vật có vú ở Australia, như săn bắt, biến đổi khí hậu…Các nhà nghiên cứu đã phỏng đoán dựa vào các tác phẩm nghệ thuật trong hang động, họ cho rằng, loài dơi lớn gặp nhiều khó khăn khi di chuyển cho nên chúng dễ dàng bị săn bắt dẫn đến tuyệt chủng.

hang dong