Thế giới hướng tới cách mạng di động rẻ và xanh

ThienNhien.Net – Phải mất 21 năm để các nhà sản xuất có thể đưa điện thoại di động (ĐTDĐ) đến tay của 3 tỷ người trên thế giới. Việc “thu nạp” thêm 1,5 tỷ thuê bao tiếp theo, những người đang sống ở các nước nghèo và xa xôi nhất, dự kiến không mất nhiều thời gian như vậy song sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn. Chẳng hạn như về cách thức cân đối chi phí lắp đặt các trạm truyền dẫn tín hiệu ở những khu vực – nơi mà người dân chỉ có thể trả 2 USD/tháng cho dịch vụ điện thoại – chưa kể tới chi phí điều hành và cung cấp thiết bị cho các vùng đang rất thiếu điện và kỹ thuật viên. VNL – một tập đoàn viễn thông với tiêu chí “rẻ và xanh” đã giải quyết được vấn đề đó.

Dưới sự dẫn dắt của người đồng sáng lập là ông Anil Raj, từng nắm giữ vai trò quan trọng ở các công ty viễn thông Ericsson và SonyEricsson, VNL bao gồm nhiều nhà lãnh đạo và kỹ sư đã tạo ra một công nghệ di động kỹ thuật số gọi là GSM. Họ đã cố gắng vượt qua thách thức sản xuất các mạng di động rẻ hơn một cách rộng rãi, đơn giản hơn và ít tiêu thụ điện hơn bất kỳ mạng di động nào trước đây.

Sau 4 năm nghiên cứu, tháng 07/2008, VNL đã giới thiệu các trạm truyền dẫn tín hiệu di động cơ bản mới, được gọi là các trạm tín hiệu cơ sở. Với chi phí chỉ 3.500 USD/trạm (so với mức chi phí 10.000-100.000 USD của các trạm tín hiệu truyền thống) và xấp xỉ kích thước của một chiếc máy in laser, các trạm tín hiệu cơ sở của VNL hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời và chỉ sử dụng nguồn năng lượng tương đương một bóng đèn 100 watt. Con số này chỉ bằng 1/6 mức năng lượng tiêu thụ của một trạm tín hiệu cơ bản hoạt động hiệu quả nhất chạy bằng năng lượng tái sinh.

Giá thành lắp đặt rẻ và năng lượng tiêu thụ thấp chỉ là một phần của sự xem xét lại toàn diện các mạng di động của VNL. Thiết bị của VNL cũng được thiết kế để chuyển các mảnh nhỏ có thể vừa với những xe do gia súc kéo chạy trên địa hình gồ ghề. Các thành phần này chuyển các chỉ dẫn kiểu Ikea sử dụng hình ảnh và mã màu thay cho văn bản vì vậy không có chữ viết mà con người có thể lắp đặt bộ máy.

Ngoài ra, để đơn giản hóa công việc, khi tỷ lệ vi sóng của cột được điều chỉnh chính xác, trạm tín hiệu cơ sở phát ra một loạt tiếng kêu píp píp nhanh, như kiểu một chiếc xe tải đang quay đầu. Sau khi được lắp đặt, các trạm tín hiệu cơ sở có thể được quản lý từ xa, giảm bớt 90% chi phí bảo dưỡng.

Theo ông Raj – người từng đứng đầu hãng Ericsson ở Ấn Độ và là người sáng lập nhà cung cấp dịch vụ di động Hutchison India lớn thứ 2 Ấn Độ, sự kết hợp những phát minh trên và những bước đột phá khác có nghĩa là lần đầu tiên, các nhà cung cấp có thể xây dựng hoạt động kinh doanh đầy lợi nhuận phục vụ những người nghèo nhất ở những khu vực xa xôi khó tiếp cận.

Tại Ấn Độ, một trong những thị trường viễn thông có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, nơi sự hạn chế của các thiết bị hiện có đang trở nên rõ ràng. Có tới 700 triệu người ở các khu vực nông thôn chỉ có thể trả 2 USD/tháng để sử dụng dịch vụ điện thoại, nếu các nhà cung cấp có thể tạo ra một cách thức phục vụ họ một cách kinh tế.

Theo công ty tư vấn công nghệ Frost&Sullivan, thị trường các trạm tín hiệu cơ sở thế giới trị giá 15 tỷ USD/năm và đang tăng trưởng ở mức 15-20%/năm. Nhà phân tích chủ chốt Sharifah Amirrah dự đoán doanh số bán thiết bị di động ở các thị trường mới nổi sẽ sớm vượt qua các thị trường phát triển. Tất nhiên, điều này có nghĩa là cơ hội mà VNL đang theo đuổi cũng là mục tiêu tối thượng đối với các nhà bán lẻ truyền thống như Ericsson, Motoroal, Alcatel-Lucent và Nokia Siemens Networks.

Tất cả họ đang phát triển các trạm tín hiệu cơ sở đối với các nước đang phát triển, hoạt động bằng gió, năng lượng mặt trời, hay nhiên liệu sinh học, với mục tiêu hướng tới mang lại dịch vụ di động cho những người hiện không thể tiếp cận mạng di động hay mạng lưới điện.