Công nghệ CTL gây nhiều tranh cãi

ThienNhien.Net – Với giá dầu mỏ tăng đến mức kỷ lục, Trung Quốc đang có một kế hoạch gây tranh cãi là sẽ biến nguồn dự trữ than đá khổng lồ của mình thành nhiên liệu lỏng, được gọi là công nghệ CTL. Tuy nhiên kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối kịch liệt từ những nhà hoạt động môi trường.

Các nhà môi trường hiện đang lên án công nghệ than đá hóa lỏng (CLT) vì cho rằng nó sẽ là nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính. Nhưng công nghệ này hiện đang hấp dẫn nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có trữ lượng than đá lớn vì nó tận dụng được nguồn nhiên liệu tại chỗ và đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia này trước những biến động của giá dầu thế giới.

Hoa kỳ, Úc và Ấn Độ là những quốc gia đang rất trông đợi vào công nghệ CTL nhưng lại vấp phải những phản đối do các vấn đề môi trường vì công nghệ này sẽ thải ra một lượng khí cácbon khổng lồ vào không khí và tiêu thụ một lượng nước lớn trong quá trình sản xuất. 

Song, theo đánh giá của một số chuyên gia quốc tế, ở Trung Quốc hiện nay do không có những chuyên gia có đủ sức mạnh để thực hiện các cuộc vận động hành lang cho vấn đề môi trường nhằm ngăn chặn kế hoạch này. Chính vì thế, Chính phủ Trung Quốc đã không ngần ngại cho xây dựng một khu liên hợp trên đồng cỏ thuộc khu tự trị Nội Mông.

Ở thành phố Erdos, thuộc khu tự trị Nội Mông , khoảng 10.000 công nhân đang khẩn trương hoàn tất những khâu cuối cùng việc xây dựng nhà máy CLT. Nhà máy này sẽ được Tập Đoàn Shenhua, tập đoàn khai thác than lớn nhất Trung Quốc vận hành. Đây là nhà máy CTL lớn nhất hiện nay ngoại trừ nhà máy mà Đức và Nam Phi đã xây dựng để cung cấp nhiên liệu từ công nghệ CLT trong những năm bị lệnh cấm vận quốc tế về nhiên liệu.

Theo ông Zhang Jiming, phó giám đốc điều hành của Công ty Than Hóa lỏng Shenhua cho biết: “Nếu mọi việc diễn ra trôi chảy thì chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai công nghệ này vào năm tới”.

Nhà máy này sẽ bắt đầu vận hành vào cuối năm nay và sẽ chuyển hóa 3,5 triệu tấn than đá thành 1 triệu tấn dầu diesel trong một năm,tương đương với 20.000 thùng dầu/ngày, một tỷ lệ rất nhỏ so với mức độ tiêu thụ khoảng 7,2 triệu thùng/ngày của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng theo đà này thì sau nhà máy CLT ở Nội Mông, Trung Quốc sẽ theo đuổi một kế hoạch rất tham vọng là sẽ đưa ½ sản lượng than đá (khoảng 135 triệu tấn, bằng 40% sản lượng than đá hàng năm của Australia) vào sản xuất nhiên liệu hoặc hóa chất vào khoảng năm 2010.

Trong đó, vùng Nội Mông với diện tích lớn bằng Pháp, Đức và Anh cộng lại hi vọng CTL sẽ thúc đẩy sự phát triển của vùng và sẽ đóng góp vào kế hoạch của Bắc Kinh với công suất 50 triệu tấn vào năm 2020. Cũng có nghĩa là khoảng 286.000 thùng một ngày, tương đương với 4% nhu cầu năng lượng dựa theo mức tiêu thụ hiện nay.

Mỹ cũng quan tâm tới CTL

CTL cũng đang được xem xét ở Hoa Kỳ, nước có trữ lượng than đá lớn nhất thế giới.

Được biết chi phí sản xuất nhiên liệu bằng công nghệ CTL tương đối thấp so với giá dầu hiện nay, cộng với việc tự cung cấp nhiên liệu là một trong những điều hấp dẫn các quốc gia khi cân nhắc, xem xét công nghệ này.

Đối với Mỹ, công nghệ này còn được xem là một trong những giải pháp để Mỹ giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác về dầu mỏ. Và hiện nay, ngành công nghiệp CTL ở Mỹ cũng bắt đầu manh nha. Các dự án Phát triển Nhiên liệu DRKW sẽ bắt đầu cho xây dựng một nhà máy ở Wyoming vào năm tới cùng với Công ty Liên doanh than đá Arch theo bản quyền công nghệ của General Electric và Exxon Mobil. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang xúc tiến việc tiến hành thử nghiệm công nghệ CTL để góp phần vào việc cắt giảm sự phụ thuộc về dầu mỏ với các quốc gia đối địch với Mỹ.

Nhưng hiện nay, công nghệ CTL đang gây ra nhiều tranh cãi gay gắt. Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng nhiên liệu CTL sẽ thải ra gấp đôi lượng khí cacbon dioxit, nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Bệnh cạnh đó, quá trình hóa lỏng than đá yêu cầu năng lượng và nước cấp rất lớn.

Yuichiro Shimura, Viện nghiên cứu Mitsubishi (MRI) ở Tokyo cho biết: “Với các quốc gia có trữ lượng than đá lớn như Nam Phi, Trung Quốc hay Hoa Kỳ, đang rất hào hứng với công nghệ CLT và xem đó như là lời giải cho vấn đề an ninh năng lượng. Tuy nhiên, công nghệ này thải ra rất nhiều cacbon dioxit. Mặt khác, nó cũng đòi hỏi năng lượng rất lớn để thực hiện công đoạn hóa lỏng than, và cuối cùng thì chúng ta lại lãng phí năng lượng”.

Mặc dù đã phát triển từ cách đây khoảng 100 năm nhưng công nghệ CTL được sử dụng rất ít, ngoại trừ Đức Quốc xã và Nam Phi thời kỳ bị cấm vận khi họ không thể tiếp cận được với nguồn dầu mỏ. Nhưng trong thời gian gần đây, khi giá dầu thế giới tăng gấp bốn lần, đạt mức 130 USD một thùng thì người ta bắt đầu chú ý hơn đến CTL.

Theo tạp chí Oil và Gas số ra tháng Tư cho biết giá của một thùng nhiên liệu CTL chỉ dao động từ khoảng 76 đến 82 USD. Giá cả chính xác còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong quá trình sản xuất như giá than, nước và chi phí để xây dựng nhà máy CTL.

Shenhua sẽ là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ CTL trực tiếp trên quy mô lớn. Nó khác với công nghệ CTL gián tiếp mà Đức và Nam Phi đã sử dụng. Công nghệ này biến đổi than đá trực tiếp thành nhiên liệu lỏng, bỏ qua giai đoạn khí hóa than đá thành khí đốt tổng hợp.

Gary Kendall, thuộc nhóm các nhà bảo vệ thiên nhiên của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên uWWF)
Vấn đề đặt ra cho những người phát triển công nghệ CTL hiện nay là phải tìm ra giải pháp nhằm biến đổi than thành dầu mà không thải khí cacbon vào không khí. Một trong những biện pháp được đưa ra là người ta sẽ thu hồi và lưu giữ cacbon dioxit trong lòng đất. Thu hồi và lưu giữ cacbon dioxit sẽ làm giảm những tác động của cacbon dioxit đối với môi trường, và từ đó sẽ xoa dịu sự phản đổi của những người chỉ trích công nghệ CTL. Tuy nhiên cho đến nay, giải pháp này vẫn còn đang được nghiên cứu. Nếu thành công nó sẽ thúc đẩy công nghệ CTL phát triển ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác.

Các nhà vận động hành lang cho công nghệ CTL ở Mỹ đã gặp phải sự phản đối kịch liệt do họ nghiên cứu công nghệ CTL mà không quan tâm đến các vấn đề môi trường và sự phát thải khí cacbon dioxit. Do đó Công nghệ CTL đã bị rơi khỏi dự thảo năng lượng Hoa Kỳ năm 2007.

Chen Linming, phó chủ tịch hội đồng quản trị của Sasol China trong một cuộc buổi hội thảo được tổ chức tháng trước để thuyết phục chính phủ hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ thu hồI là lưu giữ cacbon dioxit, đã phát biểu :”Nếu không có giải pháp tốt cho vấn đề CO2, thì công nghệ CTL sẽ không thể phát triển được”

Shenhua và Sasol hiện đang tiến hành hai dự án rất khả thi về việc xây dựng thêm hai nhà máy CTL nữa ở các tỉnh Thiểm Tây và Ninh Hạ

Nước và Điện cho công nghệ CTL

Việc công nghệ CTL có thể sử dụng trên quy mô lớn hay không phụ thuộc vào việc các công ty than giải quyết như thế nào về lượng nước khổng lồ mà công nghệ này đòi hỏi.

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước nghiêm trọng và sa mạc Gobi đang mở rộng vào Nội Mông với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra rất phổ biến ở Tây Bắc Trung Quốc và mực nước ngầm thì tụt xuống theo từng năm.

Trong các dự án của Shenhua thì họ sẽ sử dụng nguồn nước ngầm và tái sử dụng nước từ các mỏ khai thác than để cung cấp cho các nhà máy CTL với tổng lượng nước khoảng 8 triệu tấn một năm. Nhưng Yet Zhang nói rằng họ sẽ cần đến các nguồn nước khác như nước sông Hoàng Hà trong pha hai của dự án.

Theo Michael Komesarroff, “Khi giá dầu thế giới tăng vượt mức 100 USD một thùng, trong khi đó nhiên liệu CTL lại rất kinh tế… Tuy nhiên hạn chế ở đây là vấn đề nguồn nước.Sông Hoàng Hà sẽ thường xuyên thiếu nước… Và mực nước ngầm ở nhiều nơi của Trung Quốc hiện đang bị tụt xuống nghiêm trọng. Cách đây 30 năm, chỉ cần đào xuống đất 5 m là đã có nước nhưng ngày nay muốn lấy nước ngầm chúng ta phải đào sâu xuống 35 – 40 m. Tình trạng này là do trong thời gian qua chúng ta đã sử dụng nước ngầm một cách không bền vững”.

Các nhà môi trường cho rằng việc đầu tư vào công nghệ CTL là một việc làm không cần thiết và không lường hết được những hậu quả đối với môi trường, Trung Quốc và các quốc gia nên xem xét và chuyển hướng sang việc nghiên cứu các loại ô tô chạy điện hơn là sử dụng nhiên liệu CTL.

Kendall, chuyên gia thuộc WWF phát biểu: “Nếu vấn đề quan tâm của Trung Quốc chỉ là an ninh năng lượng, thì tôi nghĩ rằng các bạn sẽ tìm cách để sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả nhất.Nếu các bạn chuyển lượng than đá đó thành năng lượng điện, sau đó xạc cho các phương tiện vận tải chạy bằng điện thì hiệu quả năng lượng sẽ tăng gấp 3 lần so với việc bạn sử dụng lượng than đó để hóa lỏng thành nhiên liệu”.