Một phương pháp mới thu CO2 với chi phí thấp

Các nhà máy và các nhà máy nhiệt điện là nguyên nhân của 40% lượng khí thải CO2 thải vào không khí ở Nhật Bản. Chôn cất và tích trữ CO2 ngày nay có thể là một giải pháp chống lại sự nóng ấm của khí hậu toàn cầu. Các công nghệ này ngày nay đã được dùng, nhưng chi phí thực hiện cao làm cho các công nghệ này không thể phổ biến rộng rãi được.

Thu và chôn cất CO2 còn hơn là để chúng bay vào không khí…

Trong bối cảnh mà Viện Nghiên cứu Công nghệ sáng tạo cho Trái đất (RITE) đã hoàn thiện một phương pháp thu CO2 theo 2 giai đoạn. Các chất gaz lỏng chảy qua một dung dịch có chứa nhôm hấp thu CO2. Chất lỏng sau đó được đưa qua một màng lọc hình ống có các lỗ kích thước 1/10 micromet. Khi giảm áp suất xung quanh chiếc màng này, chất lỏng thoát ra qua các lỗ nhỏ đồng thời giải phóng CO2.

Các phương pháp tương tự sử dụng một loại chất lỏng thấm hút hiện nay cũng đã có, nhưng thường được tiến hành trong môi trường nhiệt độ cao (110-140°C), và như vậy cần một lượng năng lượng lớn (20% năng lượng được tạo ra trong trường hợp đó là nhà máy nhiệt điện). Phương pháp của RITE chỉ đòi hỏi một môi trường áp suất thấp, cho phép giảm một nửa giá thành tách và thu CO2. RITE sẽ tiếp tục các nghiên cứu của mình để trong vòng 2 năm tới có thể đạt tới một hệ thống tiêu thụ chỉ 1/4 năng lượng so với các kỹ thuật hiện nay và giá thành giảm một nửa.

RITE đã tiến hành ở Nhật Bản các thử nghiệm chôn CO2 từ năm 2003 đến 2005. Hơn 10.000 tấn CO2 đã được chôn ở Niigata. Người ta ước tính rằng ít nhất 150 tỷ tấn có thể sẽ được chôn ở Nhật Bản. Trên quy mô toàn cầu, khoảng 483 trong tổng số 877 tỷ tấn CO2 được thải ra từ nay tới năm 2050 có thể được chôn cất. Dự án CASTOR (thu CO2 và chôn cất) của châu Âu đang nghiên cứu các khả năng chôn cất CO2 trên quy mô châu Âu. Tuy nhiên hiện nay các phương pháp của RITE vẫn có những thách thức lớn về kinh tế/khoa học/môi trường trên quy mô toàn cầu.