Cần dừng lại từ ý tưởng

ThienNhien.Net – Ý tưởng đề xuất dự án xây dựng khu du lịch và dịch vụ cao cấp tại vùng lõi Vườn quốc gia Tam Đảo (Dự án Tam Đảo 2) đã gặp phải sự phản ứng của xã hội và bị đông đảo giới báo chí và các nhà khoa học cảnh báo, phản đối trong suốt mấy tháng qua. Tuy nhiên, đứng trước một dự án lớn và hấp dẫn về mặt kinh tế này, tỉnh Vĩnh Phúc dường như còn nhiều tiếc nuối và vẫn muốn tiếp tục theo đuổi. Trước tình thế này, Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường (BVTN&MT) đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, cán bộ quản lý và báo, đài về ý tưởng dự án này sáng hôm qua, 25/09/2007.

Có thể nói đây là dịp tề tựu đầy đủ nhất đại diện các ban, ngành có liên quan đến dự án Tam Đảo 2 từ trước tới nay. Phần tham luận hội nghị gồm báo cáo của TS. Trần Đình Nghĩa (ĐHKHTN) về vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam, và thuyết trình của ông Nguyễn Ngọc Tung, PGĐ Sở XD tỉnh Vĩnh Phúc, kiêm Phó BQL dự án Tam Đảo 2 về các phương án dự kiến quy hoạch xây dựng khu Tam Đảo 2.

 Thiet ke Tam Dao 2 (1)
Phương án 1
 
 thiet ke Tam Dao 2 (2)
Phương án 2
 
thiet ke Tam Dao 2 (3) 
Phương án 3 


Hội BVMT&TN với tư cách là tổ chức phản biện xã hội đầu tiên có ý kiến chính thức về dự án Tam Đảo 2, trong thời gian qua cũng đã thành lập nhóm chuyên gia tư vấn gồm hơn 30 người, đa số là các nhà khoa học đến từ Hội BVTN&MT, các hội KHKT và một số cán bộ quản lý để tổng hợp ý kiến về dự án. Nhóm đã đạt được kết quả nhất trí cao và đưa ra quan điểm rằng “dự kiến thiết lập và triển khai dự án “Khu du lịch sinh thái và dịch vụ cao cấp Tam Đảo II” nếu được thực hiện, sẽ là hành vi vi phạm pháp luật, cần được ngăn chặn ngay”. Kết luận này dựa trên ba căn cứ chính:

Thứ nhất, dự án sẽ gây tác hại lớn đối với đa dạng sinh học và nhiều tổn thất không bù đắp được như: làm mất đi một sinh cảnh đặc sắc, vùng đất ngập nước ngay trên đường đỉnh của dãy núi cao, lấy đi nơi trú rét, qua đông cho nhiều loài thú, chim quý, chia cắt môi trường sống, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm có hội kiếm mồi và sinh sản của các loài, đồng thời ảnh hưởng đến tính chất và chức năng sinh thái của VQG.

Thứ hai, dự án có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề môi trường bức xúc, đặc biệt khi đi vào hoạt động như: làm suy giảm khả năng điều tiết nước và cạn kiệt các dòng sông, gây sạt lở sườn núi phá hủy những cánh rừng đẹp nhất còn lại trên dãy núi Tam Đảo kéo theo các nguy cơ lũ quét, ngập lụt, rò rỉ chất thải vào nguồn nước, gây ô nhiễm tiếng ồn và những vấn đề bức xúc khác về môi trường.

Thứ ba, dự án Tam Đảo 2 xâm hại vùng địa linh, danh thắng của dân tộc, khởi phát quá trình xung đột đối với văn hóa truyền thống.
 
Nếu như Dự án Tam Đảo 2 được xây dựng, bất chấp quy định pháp luật, văn hoá Việt Nam, lạm dụng thuật ngữ du lịch sinh thái thì sẽ tạo một tiền lệ xấu và nguy hiểm để các địa phương khác xâm hại các khu bảo tồn thiên nhiên trong địa bàn mình quản lý. Hơn nữa việc xuất hiện một khu nghỉ dưỡng cao cấp và bề thế trong vùng lõi khiến cho công tác bảo vệ VQG trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong đó có việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Việt Nam đã tuyên bố với thế giới về Chiến lược Phát triển bền vững và thực tế đã được thế giới đánh giá cao. Nhiều dự án quốc tế đã đầu tư cho các VQG và Khu BTTN của Việt Nam. Ngay VQG Tam Đảo cũng đã và đang hưởng thụ nhiều dự án đầu tư quốc tế. Việc xây dựng Tam Đảo 2 chắc chắn sẽ làm giảm uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trên thực tế đã có nhiều chuyên gia quốc tế thể hiện thái độ không đồng tình dự án này.

ong BinhGS.TS Lê Trọng Bình, Viện trưởng Viện NCPT Du lịch, Tổng Cục Du lịch:
Đây là nêu ý tưởng chứ chưa phải xây dựng dự án. Cần xem xét ý tưởng đó đã phù hợp với quy hoạch VQG đã được phê duyệt hay chưa. Nếu không nằm trong quy hoạch thì nên chăng sửa ý tưởng.

Hiện nay chúng ta có hàng nghìn dự án du lịch sinh thái nhưng bản chất không phải là du lịch sinh thái. Chúng tôi chưa có dịp tiếp cận sâu kế hoạch dự án Tam Đảo 2 nhưng thấy có một số hạng mục chưa phù hợp. Về bản chất, đây là một khu du lịch kiểu đô thị.

…Ý tưởng dự án cho thấy nhu cầu phát triển DLST ở Tam Đảo và đây là việc cần làm. Theo tôi, nên kiến nghị phát triển du lịch cho Tam Đảo, nhưng phải lựa chọn cho phù hợp chỗ nào làm DLST, chỗ nào làm DL giải trí

Luu Duc HaiPGS.TS. Lưu Đức Hải, Chủ nhiệm Khoa MT, ĐHKHTN, ĐHQGHN:
Cần phân định rõ vai trò của tỉnh và của Bộ NN&PTNT. Không thể để xảy ra tình trạng đất 2,3 chủ, sau này có vấn đề gì không ai chịu trách nhiệm. Bộ NN được giao quyền quản lý vậy Bộ có trách nhiệm bảo vệ. Tuy tỉnh Vĩnh Phúc quản lý đất đai trong địa bàn mình nhưng VQG thuộc phạm vi quản lý của Bộ thì tỉnh cần lấy ý kiến của Bộ.

Tôi thấy có hai giá trị cần nhấn mạnh đặc biệt về VQG Tam Đảo, đó là ĐDSH và nguồn nước. Ở đây, nhà đầu tư đã lờ đi chuyện sử dụng hóa chất cho sân golf sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Sự ảnh hưởng này không thể thấy ngay trước mắt nhưng10,15 năm sau khi phát sinh các căn bệnh như ung thư thì lúc đó hối cũng đã muộn. Do vậy cần có sự đánh giá kỹ lưỡng về tác động của dự án

TS.Nguyễn Bá Thụ, Chủ tịch Hiệp hội các VQG và KBT:
Vấn đề nằm ở khâu nhận thức và chúng ta cần nhận thức cho đúng. VQG thuộc Bộ NN quản lý, nói khai thác tiềm năng của tỉnh là sai vì đây đã trở thành tài sản quốc gia, tiềm năng quốc gia. Trước đây chính tại VQG Tam Đảo người ta đã từng vác cưa máy lên định phá trên đó bởi vẫn nghĩ rằng đó là tài sản của mình.Đó là nhận thức sai.

Nếu dựa vào cớ trước đây Pháp cũng có ý định xây dựng vùng Tam Đảo 2 thì có thể đặt giả thuyết rằng chế độ thực dân trước đây cố tình khai thác triệt để tài nguyên của nước thuộc địa nhưng họ chưa kịp thực hiện, hoặc người Pháp định cho xây dựng khu nghỉ mát Tam Đảo 2 nhưng vì nhận ra giá trị của khu vực này nên đã kịp dừng lại. Tại sao giờ ta lại lấy đó làm lý do để phá nốt.
Không cần mất thêm thời gian và công sức tìm cơ sở khoa học về DLST của dự án, bởi dự án này không những không phải là DLST mà còn đi ngược lại BVMT. Cá nhân tôi kiến nghị không đồng ý.

Tỉnh Vĩnh Phúc nói “sẽ từ bỏ dự án nếu thấy không phù hợp” nhưng thực tế cho thấy các nhà khoa học đã đồng loạt phản đối mà họ có từ bỏ đâu. Họ dựa vào Nghị Quyết 66/2006/NQ-QH11 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư để rút diện tích đề xuất xuống còn 195ha nhưng tôi đã kiểm tra lại nội dung Nghị quyết thì thấy ghi rõ “Dự án đầu tư sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn từ 200ha trở lên, đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500ha trở lên, đất rừng đặc dụng từ 200ha trở lên, trừ đất rừng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, đất rừng sản xuất từ 1.000ha trở lên”. Tôi cũng đã lên tận Quốc hội hỏi rõ.”

Bui Cong HienGS. Bùi Công Hiển, ĐHKHTN, ĐHQGHN:
Nếu Dự án nằm ở một vùng có đa dạng sinh học cao thì khó, tuy nhiên Tam Đảo 2 là một vùng nghèo và đã bị tàn phá. Trong chuyến khảo sát ngắn ngày, tôi không biết Tam Đảo đã bị tàn phá từ bao giờ nhưng tôi thấy không còn nguyên sih như rừng Cúc Phương và nhiều rừng khác. Tam Đảo nói chung và Tam Đảo 2 nói riêng không còn nguyên.”

Vu Khac KinhTS Nguyễn Khắc Kinh, Vụ trưởng Vụ Thẩm định và ĐGTĐMT, Bộ TN&MT:
“Chúng ta cần tham khảo bên ngoài xem có nước nào làm DLST kiểu ấy không. Trong đánh giá giá trị của rừng, không nên chỉ nhìn vào sản phẩm mà nó mang lại mà phải xét cả những dịch vụ môi trường lâu dài mà nó cung cấp. Dù nó không còn nhiều giá trị nhưng nếu cần giữ thì phải phục hồi.

* Bài viết có sử dụng một số ảnh của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường