Châu Phi: cây xanh là vũ khí chống hạn hán và sa mạc

Cây xanh là một biện pháp hữu hiệu để giữ nước. Hai khu vực trên thế giới đã mất hầu hết diện tích rừng bao phủ là châu Phi và Trung Đông. Đây là kết quả được công bố theo bản báo cáo về Tình trạng Rừng trên thế giới 2007, vào ngày thứ 13/3/2007.

Trong khi nhiều khu vực đang tìm cách phát triển diện tích rừng trong nhiều thế kỷ thì châu Phi đã mất khoảng 10% diện tích rừng trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, một vài quốc gia đang phát triển theo hướng mở rộng diện tích rừng. Nông dân ở Niger đã có những biện pháp để giúp cho diện tích đất của họ tránh khỏi nguy cơ trở thành phần đất của sa mạc Sahara và các nhà nghiên cứu thấy rất ngạc nhiên khi cây xanh đã bao phủ hơn 3 triệu ha chỉ trong 2 – 3 thập niên qua. Hơn nữa, quá trình này chẳng tốn kém là bao.

Trong một bài báo xuất sắc trên tờ New York Times, bà Lydia Pogreen (tác giả bài báo) giải thích làm thế nào mà nông dân Nigeria chuyển đổi được cuộc sống và đất đai của họ. Ibrahim Danjimo, một nông dân khoảng 40 tuổi, nói với bà bằng cách nào 20 năm trước đây người dân ở ngôi làng của ông nhận thấy rằng tất cả các cây xanh đang biến mất. Những cơn gió độc đã mang đi lớp đất quí giá trên bề mặt, những đụn cát đe dọa nuốt chửng túp lều nhỏ bé và những cái giếng trở nên khô hạn. Vì thế họ quyết định tạo ra một sự thay đổi nhỏ nhưng cần thiết: họ không nhổ những cây con trong đồng ruộng của họ nữa. Thay vào đó họ cẩn thận chăm sóc chúng và cầy xới xung quanh khu vực đó trước khi gieo những hạt kê, lạc, đỗ và cây lúa miến.

Gần đây chính phủ đã giúp đỡ bằng cách thay đổi luật cho phép nông dân tự trồng cây xanh. Từ thời thực dân, tất cả cây xanh được coi như tài sản quốc gia. “Lợi ích là rất lớn, nó thật đáng kinh ngạc”, Mahamane Larwanou, một chuyên gia về lâm nghiệp tại trường đại học Niamey ở Niger nói trong bài báo trên tờ New York Times. Nông dân có thể bán cành hoặc sử dụng các sản phẩm như vỏ, lá để làm thức ăn cho động vật nuôi, bán hoặc sử dụng quả của cây trồng. Hơn nữa hệ rễ của cây có thể giữ được lớp đất trên cùng của bề mặt đồng thời giữ nước trong đất. Nó còn giúp dân làng tránh được lụt lội, tránh cho cây trồng khác bị tàn phát do lũ lụt.

Nhiều khu vực ở Ethiopia cũng có những câu chuyện tương tự. Những mảnh đất bỏ hang đã được cải tạo lại, đó là những khu vực mà chính phủ cho phép cộng đồng sở tại quản lý diện tích đất và đưa ra những qui định riêng về bảo vệ môi trường. Ở một khu vực, cây xanh và cỏ – những loại cây đã biến mất trước kia – nay mọc trở lại, các cây trồng được cải tiến và xuất hiện một mùa xuân, đó là thời điểm mang đến nước tưới cho khu vực đất trồng nơi đây.