So sánh triệu chứng, truyền lây và khả năng đột biến giữa Corona và đậu mùa khỉ

Sau khi nỗi lo virus Corona vơi đi thì một loại mầm bệnh tiếp theo lại xuất hiện và lây lan, đó là bệnh đậu mùa ở khỉ. Hai loại virus này có giống nhau không? Sau đây là một cái nhìn tổng quan về triệu chứng, sự lây lan và tiêm phòng đối với hai virus này.

Hình ảnh virus Corona và đậu mùa khỉ

1. Về tình hình hiện nay

Bệnh đậu mùa khỉ: Trong tháng 5, ngày càng có nhiều quốc gia đề cập đến các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận vài trăm ca lây nhiễm. Giới quản lý y tế cho rằng không có dấu hiệu sẽ có đại dịch, tuy nhiên cần thận trọng và tiếp tục theo dõi.

Corona: Trong khi đó virus Corona tồn tại lâu dài ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đã có hơn nửa tỷ ca lây nhiễm đã được ghi nhận, thực tế có thể nhiều hơn. Nhiều triệu người đã chết. Ở nhiều nước, phần lớn dân số đã có một mức độ bảo vệ nhất định thông qua tiêm chủng hoặc lây nhiễm.

2. Lây nhiễm

Đậu mùa khỉ: Theo hiểu biết hiện nay, virus chủ yếu lan truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, bao gồm cả qua các chất chứa trong mụn nước và vảy. Điều này hạn chế đáng kể việc lây lan. Bất cứ ai có tiếp xúc thân thể với một người bệnh đều có thể bị nhiễm bệnh.

Corona: Người bị lây nhiễm Sars-CoV-2 truyền tiếp virus sang người khác qua các hạt chứa virus phát sinh khi thở, ho và nói chuyện với nhau. Virus có trong giọt bắn, hạt sương có thể tồn tại trong không khí một thời gian dài. Virus có thể lây lan nhanh chóng do không nhất thiết phải có sự va chạm cơ thể.

3. Hình ảnh lâm sàng và các triệu chứng

Bệnh đậu mùa khỉ: Theo RKI, các triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu, đau cơ và lưng và sưng hạch bạch huyết. Một vài ngày sau bắt đầu sốt, các tổn thương da phát triển, cuối cùng đóng vảy và bong ra. Trong các tổn thương đậu mùa điển hình, nồng độ virus đặc biệt cao. Phát ban thường tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến miệng và bộ phận sinh dục. Diễn biến bệnh có thể nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Corona: Với Covid các biểu hiện phổ biến nhất là ho, sốt, sổ mũi, giảm sút khứu giác và vị giác. Diễn biến của bệnh rất khác nhau về các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, nó có thể từ lây nhiễm không triệu chứng đến viêm phổi nặng, suy phổi dẫn đến tử vong.

4. Thuốc chữa và tiêm chủng

Đậu mùa khỉ: Ngay cả trước khi bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở châu Âu, đã có vaccine chống lại bệnh này. Mặc dù Imvanex cho đến nay mới chỉ được phê duyệt cho bệnh đậu mùa ở người ở Đức, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng nó có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa ở khỉ. Tiêm phòng có thể hạn chế đáng kể bùng phát. Ngoài ra còn có một loại thuốc được cấp phép ở EU.

Corona: Ban đầu không có thuốc hoặc vaccine nào chống lại loại coronavirus, virus này mới xuất hiện cách đây hơn hai năm. Hiện tại đã có một số loại vắc xin và các loại thuốc khác nhau trên thị trường.

5. Nguồn gốc

Bệnh đậu mùa ở khỉ: Đây thực sự là một bệnh của loài gặm nhấm ở Tây và Trung Phi. Đôi khi chúng lây lan sang khỉ và cả người, loại sau này được biết đến từ năm 1970. Việc trong thực tế virus có thể lây lan từ người sang người ở châu Âu là mới. Lý do cho điều này là chưa rõ ràng.

Corona: Sars-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện cách đây khoảng hai năm rưỡi. Người ta tin rằng những người đầu tiên bị nhiễm bệnh tại một chợ động vật ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Một giả thuyết được nhiều người cho rằng mầm bệnh ban đầu đến từ loài dơi.

6. Nguy cơ đột biến

Bệnh đậu mùa khỉ: Tác nhân gây bệnh là một loại virus DNA. Bộ gen của những virus này được coi là khá ổn định so với các virus RNA như virus corona. Điều này có nghĩa là: đột biến ít xảy ra thường xuyên hơn.

Corona: Trong khi đó Sars-CoV-2 đã phát triển trong hai năm qua. Điều này làm cho virus dễ lây truyền hơn nhiều và một số loại vaccine kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, biến thể Omicron, thường lây bệnh hơn so với biến thể trước đó.

Nguồn bài và ảnh: https://www.focus.de/gesundheit/news/corona-vs-affenpocken-symptome-ansteckung-und-mutationen-im-vergleich_id_105813893.html