Uganda: Truy tố nửa vời giúp những kẻ buôn lậu ngà voi thoát tội

Tháng 1 năm 2019, các nhà chức trách ở Uganda bắt giữ một lô hàng gần 4 tấn ngà voi và vảy tê tê đang trên đường vận chuyển từ nước láng giềng Congo tới thủ đô Kampala. Hàng loạt các vụ vi phạm vẫn tiếp diễn sau vụ bắt giữ này cho thấy những yếu điểm của lực lượng hành pháp Uganda trong việc đối phó với tội phạm động vật hoang dã.

Báo chí đưa tin Cơ quan Thuế Uganda (URA) đã bắt giữ hai người đàn ông quốc tịch Việt Nam và phát thông báo truy nã 16 đối tượng khác trong vụ bắt giữ hồi tháng 1 năm 2019.

Nhà chức trách URA, tháng 2 năm 2019, cho hay: “Các nghi phạm được bảo lãnh tại ngoại nhưng sau đó đã biến mất.”

Đầu tháng 3 năm 2019, hai đối tượng Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Chung cùng 3.299kg ngà voi và 424kg vảy tê tê đã bị lực lượng chức năng Uganda bắt giữ khi đang cố gắng rời nước này. Vụ án hiện đang bị đình chỉ và nghi phạm vẫn chưa hề bị xét xử.

Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Chung bị bắt tại sân bay Entebbe khi đang cố gắng rời Uganda trong thời gian tại ngoại. Cơ quan thuế Uganda cho rằng Thanh và Chung đang cố gắng trốn khỏi nước này để tránh bị truy tố. (Ảnh do Cơ quan thuế Uganda cung cấp).

Cơ quan Điều tra Môi trường quốc tế (EIA) cho rằng việc URA không khởi tố vụ án đã bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn một đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn của Việt Nam, trải dài từ Đông, Trung Phi đến Đông Nam Á.

Ông Julian Newman, Giám đốc Chiến lược của EIA nhận định: “Vụ việc này bộc lộ những lỗ hổng trong công tác điều tra, phối hợp với các quốc gia khác như Việt Nam; và trong vấn đề bảo lãnh các bị cáo, đặc biệt với bị cáo là công dân nước ngoài, dễ có khả năng bỏ trốn”.

Máy quét di động tại đồn biên phòng Elugu được sử dụng để kiểm tra các container cất giấu ngà voi và vảy tê tê. (Ảnh: Cơ quan thuế Uganda cung cấp).

EIA cho rằng Uganda nên yêu cầu Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (lệnh truy nã trên phạm vi toàn cầu) để bắt giữ các nghi phạm bỏ trốn trong thời gian tại ngoại, cũng như truy tìm những cá nhân hỗ trợ làm đơn bảo lãnh cho họ. (Theo p Ugandan, những cá nhân này sẽ phải nộp phạt hoặc chịu tới 6 tháng tù nếu các bị cáo không ra hầu toà).

Đạo luật về Động vật hoang dã năm 2019 của Uganda đã đLuật pháưa ra những quy định nghiêm khắc với tội phạm động vật hoang dã, trong đó mức phạt tối đa là tù chung thân. Tuy nhiên, kể từ khi được ban hành, công tác thực thi pháp luật chống tội phạm động vật hoang dã ở nước này cũng không có nhiều cải thiện.

Các quan chức URA chỉ ra lỗ hổng lớn trong Đạo luật là: Mặc dù rất rõ ràng là bất kỳ ai trực tiếp sở hữu các sản phẩm động vật hoang dã đều bị bắt giữ nhưng thực tế là pháp luật lại bỏ qua những kẻ cầm đầu, người lập kế hoạch tài chính và thu lời trực tiếp từ hoạt động buôn bán động vật hoang dã.

Tháng 2 năm 2020, Chính phủ Uganda đã thành lập Ủy ban hỗn hợp xử lý tội phạm về động vật hoang dã quốc gia bao gồm cơ quan thuế và các nhà chức trách về động vật hoang dã: cảnh sát, quân đội và Interpol.

Ibrahim Bbosa – phát ngôn viên của URA cho biết: “Mục tiêu của các thành viên trong Ủy ban là thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức thành viên nhằm chia sẻ thông tin, triển khai các hoạt động chung để thúc đẩy công tác thực thi pháp luật ngăn chặn tội phạm động vật hoang dã trong nước. URA đã thành lập một cơ quan tình báo đặc trách các vấn đề về tội phạm động vật hoang dã, cơ quan này được thành lập theo khuôn khổ điều lệ và trực thuộc lực lượng hành pháp của URA.”

Ngà voi và vảy tê tê trong các tảng sáp được cho là có nguồn gốc từ Congo bị thu giữ tại Uganda. (Ảnh: Cơ quan thuế Uganda cung cấp).

Nkwasire cho rằng các toà án và chính phủ Uganda vẫn còn thiếu kiên quyết trong việc truy tố tội phạm về động vật hoang dã: “Phải giải thích thế nào để một thẩm phán Việt Nam chuyển công dân nước mình tới Uganda chịu án phạt vì buôn lậu ngà voi? Việc thuyết phục các thẩm phán cũng là một thách thức. Chúng tôi đang cố gắng để các thẩm phán hiểu giá trị kinh tế mà một con voi còn sống có thể mang lại, chẳng hạn như doanh thu từ du lịch.”

Huyền Trang (Theo Mongabay)

Nguồn: