Không khí miền Bắc ô nhiễm nặng

Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí, trong số 96 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc, Hà Nội đang đứng thứ 2 với chỉ số 197 – mức đỏ, có hại cho sức khỏe.

Ngày 27/2, ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận 6 điểm quan trắc ở Bắc Bộ có màu đỏ ở Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh), Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội), Chi Lăng (Lạng Sơn), Trung tâm Quan trắc môi trường (Sông Hiến, Cao Bằng), Trạm quan trắc khí tượng tại Thái Thụy (Thái Bình), Đông Tân (Hữu Lũng, Lạng Sơn).

Đặc biệt, có 1 điểm quan trắc ở mức tím tại Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong (Bắc Ninh), mọi người bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí của PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý) ghi nhận hầu hết các điểm quan trắc không khí ở Bắc Bộ đều màu đỏ và tím, trong đó tập trung nhiều nhất ở Hà Nội.

Thậm chí có 1 điểm quan trắc ở mức nâu tại Phú Đông (Ba Vì, Hà Nội), nguy hại cho sức khỏe.

Ứng dụng AirVisual – sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ ghi nhận rất nhiều điểm quan trắc ở Bắc Bộ có màu đỏ và tím.

Không khí Hà Nội mấy ngày nay liên tục ô nhiễm. (Ảnh minh họa)

Sáu điểm quan trắc màu tím tập trung tại Hà Nội và Bắc Ninh gồm GreenID, Chi cục Bảo vệ môi trường (Cầu Giấy, Hà Nội); 339 Âu Cơ, Tô Ngọc Vân (Tây Hồ, Hà Nội); Happy House Garden (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Ủy ban Nhân dân huyện Yên Phong (Bắc Ninh).

Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí của ứng dụng AirVisual, trong số 96 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc, Hà Nội đứng thứ 2 với chỉ số 197 – mức đỏ, có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyến cáo khi không khí ô nhiễm, nhóm người bình thường nên giảm các hoạt động mạnh khi ở ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài. Những người thấy có triệu chứng đau mắt, ho hoặc đau họng… nên cân nhắc giảm các hoạt động ngoài trời.

Những người mắc bệnh hen suyễn có thể cần sử dụng thuốc thường xuyên hơn. Nhóm người nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn, tránh hoạt động ngoài trời, tốt nhất nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh, nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.

Trên tạp chí y khoa nổi tiếng này của Anh, các chuyên gia cho biết do sự ô nhiễm không khí mà mỗi năm, gần 2 triệu trường hợp trẻ em mới bị mắc bệnh hen suyễn. Phần lớn tác nhân gây ra bệnh ở những đứa trẻ này là do hít phải khí NO2 từ ôtô, công nghiệp và nông nghiệp thải ra.

Sự ô nhiễm này tồn tại rất phổ biến ở nhiều ở các thành phố và khu vực đô thị, những nơi tập trung 2/3 số ca viêm phổi ở trẻ em mà NO2 này được coi là nguyên nhân.

Để thiết lập đánh giá này, các nhà nghiên cứu của The Lancet bắt đầu từ quan sát vệ tinh về sự hiện diện của chất NO2 trong hơn 13.000 khu vực đô thị. Nồng độ khí NO2 được ghi nhận trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2019 trên mỗi khu vực này được đối chiếu với số trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới ở trẻ em được ghi nhận ở đó mỗi năm.

Một công trình kiểm tra chéo của The Lancet cũng đã cho kết quả là 1,85 triệu trẻ em bị hen suyễn vì NO2 vào năm 2019. Con số này tương đương với 8,5% số trường hợp được quan sát thấy ở trẻ nhỏ trong cùng năm này. Nhưng đây mới chỉ là mức trung bình. Tỷ lệ này cao gần gấp đôi ở khu vực thành thị (16%), nơi số lượng trẻ bị nhiễm đang tăng lên đáng kể (+14%).