Rùa ở Myanmar bị rác nhựa bủa vây

Một cuộc khảo sát mới đây của Tổ chức FFI và Thant Myanmar cho thấy một rào cản khác mà các cá thể rùa con nguy cấp của Myanmar đang phải đối mặt: nhựa.

Sau khi trải qua những thử thách như không bị lấy từ lúc còn trong trứng hay chịu đựng nhiệt độ tổ tăng vọt, rùa còn phải vượt qua các nắp chai nhựa hỏng, cốc đựng cà phê và bao bì thực phẩm trên hành trình nguy hiểm trở về biển cả.

Ảnh: Friedor Jeske/Thant Myanmar

Các bãi biển này đều ở đồng bằng sông Irrawaddy – con sông mỗi ngày vận chuyển 119 tấn phế thải nhựa.

Các phát hiện cho thấy các khu vực thượng nguồn Irrawaddy đóng góp 58 tấn chất thải nhựa mỗi ngày, vùng đồng bằng thấp hơn và thủ đô Yangon thải lần lượt 32 tấn và 29 tấn. Phần lớn nhựa được tìm thấy trên sông là chất thải nhựa bị xử lý sai cách. Các món đồ thường gặp nhất được làm từ nhựa cứng, chủ yếu là nắp chai. Còn lại là các vật phẩm làm tư nhựa mềm như: bao bì thực phẩm, xốp và bao bì sử dụng một lần.

Nghiên cứu cũng cho thấy ô nhiễm nhựa trên sông vào mùa mưa cao gấp 17 lần mùa khô. Những cơn mưa đưa lượng ô nhiễm nhựa tích tụ ở bờ sông xuống hạ nguồn.

Cá thể rùa cái chật vật tìm chỗ đẻ trứng trên bãi biển vì có quá nhiều rác và chất thải nhựa (Ảnh: Ko Myint).

Sinh cảnh biển quanh Myanmar, đặc biệt là ở Vịnh Bengal, cũng bị ô nhiễm nặng bởi vi nhựa. Một nghiên cứu do tàu nghiên cứu Fridtjof Nansen thực hiện gần đây đã phát hiện nồng độ ô nhiễm có thể đạt tới 28.000 hạt trên mỗi km2, đặc biệt gây nguy hiểm với rùa con bởi chúng sẽ ăn ăn vi nhựa nếu bơi qua vùng nước ô nhiễm.

Các kết quả khảo sát gần đây, cùng với các công cụ và phương án giải quyết, đã được các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách thảo luận tại một hội thảo ở Nay Pyi Taw, Myanmar. Theo đó, giải pháp áp thuế và cấm nhựa, nâng cao nhận thức, khuyến khích kinh doanh và giảm sử dụng bao bì nhựa đã được đưa ra bàn thảo. Cục Bảo tồn Môi trường hiện đang soạn thảo “Kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn”.

U Zau Lunn, Giám đốc chương trình biển và nước ngọt thuộc FFI, nói: “Chúng tôi biết ô nhiễm nhựa là một cuộc khủng hoảng toàn cầu nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi định lượng được Myanmar đóng góp bao nhiêu phần vào cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi phải phối hợp với các nhà hoạch định chính sách để tìm ra giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa tại nguồn, có như thế chúng ta có thể ngăn chặn nạn ô nhiễm đang làm hỏng các hệ sinh thái ven biển của chúng ta”.