Vệt hơi nước đuôi máy bay có thể là vấn đề đối với môi trường

Những nhà hóa học theo thuyết âm mưu có thể đã đúng về một chuyện, mặc dù không hẳn giống với lý do mà họ vẫn nghĩ.

Theo kết luận của một nghiên cứu mới, các vệt hơi nước trên bầu trời do khí thải và bồ hóng máy bay gây ra có thể góp phần vào tình trạng biến đổi khí hậu nhiều hơn chúng ta tưởng.

Báo cáo được công bố hôm 27/06/2019 trên Tạp chí Atmospheric Chemistry and Physics (hóa học và vật lý khí quyển) đã tập trung vào hiệu ứng nóng lên tại khu vực những đám mây tồn tại trong thời gian ngắn ngủi – hình thành mỗi khi máy bay đi qua.

Điều này chỉ ra rằng, ngành vận tải hàng không đang gây hại cho môi trường theo cách mà khoa học thực sự mới chỉ bắt đầu ý thức được.

Hình minh họa. Nguồn: Getty

Nếu lĩnh vực hàng không tăng trưởng đều đặn như hiện nay, tính đến năm 2050, tác động của hiện tượng này thậm chí sẽ còn lớn hơn cả sự nóng lên do CO2 phát thải từ máy bay – New Scientist nhận định. Cụ thể, các vệt hơi nước này sẽ sinh ra lượng nhiệt làm nóng Trái Đất vào khoảng 160 milliwatts trên mỗi mét vuông, so với 84 milliwatts gây ra bởi CO2.

“Hiện tượng nóng lên không do CO2 cũng giống như câu chuyện nhét con voi vào bên trong căn phòng chật vậy” – chuyên gia vận tải Bill Hemmings nói với New Scientist. “Tuy nhiên, vẫn chưa có những kết luận chắc chắn về điều này, vì vậy chúng ta cần thêm thời gian để nghiên cứu” – ông nói.