Cộng đồng và doanh nghiệp quyên góp 55 triệu USD bảo vệ vùng đất ngập nước

Tổ chức Nature Conservancy (TNC) đã quyên góp được số tiền kỷ lục 55 triệu đô la để mua hai trại chăn nuôi gia súc có thể nhìn sang một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất trong lưu vực sông Murray Darling, với mục đích là tránh để hai trại này bị chuyển đổi sang trồng lúa hoặc bông.

Đầm lầy Great Cumbung, nơi sinh sống của hơn 131 loài chim và hơn 200 loài thực vật, giờ đây sẽ được bảo vệ khỏi việc canh tác tưới tiêu.

Đầm lầy Great Cumbung

Điều này có được nhờ các trại chăn nuôi gia súc được TNC mua thông qua quan hệ đối tác với công ty đầu tư nông nghiệp Tiverton. Hai trại sẽ được quản lý cùng với Gayini Nimmie Caira, một tài sản thuộc sở hữu của Chính phủ tiểu bang New South Wales  (NSW), trong đó TNC đóng vai trò giám sát cùng với đối tác là Hội đồng bộ lạc Nari Nari (Nari Nari Tribal Council – một tổ chức phi lợi nhuận của người thiểu số Úc).

Theo Rich Gilmore, Giám đốc TNC tại Úc, sự hợp tác trong tất cả các khối/lĩnh vực là rất quan trọng để cứu lưu vực sông Murray Darling.

“Nếu chúng ta muốn cứu những con sông trong lưu vực và các cộng đồng phụ thuộc, các nhà bảo tồn, người canh tác và chính phủ phải cùng nhau hành động với lòng can đảm, khẩn trương và lạc quan”, theo Gil Gilmore.

Cùng với bảo tồn đất ngập nước và phục hồi nguồn nước, Tiverton dự kiến sẽ nhận lại một phần lợi nhuận kinh tế từ dự án bằng cách được canh tác một phần diện tích tại hai trại chăn nuôi cũng như sử dụng đất bền vững và làm du lịch sinh thái.

Nigel Sharp, Giám đốc của Tiverton cho biết họ mong muốn “được quản lý tài sản nổi bật này và khám phá các lựa chọn sử dụng đất bền vững trong tương lai”.

Gilmore cho rằng sự hợp tác giữa TNC và Tiverton đã chứng minh nông nghiệp và thiên nhiên không nhất thiết cứ phải xung đột với nhau.

“Không cần phải phá hủy môi trường để phát triển nông nghiệp và cũng không cần phải phá hủy nông nghiệp để bảo vệ môi trường”.

Ông nói rằng điều quan trọng đối với tương lai của bảo tồn là các tổ chức không nên e sợ động cơ lợi nhuận.

“Đây là cách mà các tổ chức sẽ thành công. Nếu chúng ta hỗ trợ cho sự bền vững môi trường, ngành này cần phải tự bền vững về mặt tài chính và một trong những cách để làm điều đó là mang lại lợi nhuận cả về tài chính và môi trường”.

Tuy nhiên, ông nói rằng đó là nỗ lực chung của các nhà tài trợ từ thiện lớn, bao gồm John Fairfax, Quỹ Ian Potter, và vốn đầu tư như của ANZ Agribusiness, đảm bảo cả lợi ích kinh tế và sinh thái được nuôi dưỡng từ chính dự án.

“Chúng tôi muốn từ thiện thực hiện những thứ mà từ thiện có thể làm và trong trường hợp này là cho phép chúng tôi bảo vệ một số khía cạnh sinh thái quan trọng hơn của tài sản, đồng thời sử dụng đầu tư nông nghiệp để duy trì canh tác có trách nhiệm trên diện tích của tài sản”, ông nói.

Sarah Davies, CEO của Philanthropy Australia cho rằng dự án này là một ví dụ tuyệt vời về sự hợp tác giữa hoạt động từ thiện, cộng đồng và doanh nghiệp.

“Bảo tồn quy mô lớn cần đầu tư và lòng can đảm: cả hai đều dễ dàng đạt được hơn thông qua quan hệ đối tác và hợp tác thông minh, sâu sắc và dựa trên bằng chứng. TNC đang dẫn đầu cả về nội dung và cách thức mà tổ chức đang thực hiện”.

Davies cũng khuyến khích cộng đồng từ thiện đặt các vấn đề môi trường lên hàng đầu trong danh sách cần thực hiện.

“Tại hội nghị năm ngoái của Philropropy Australia, học giả Larry Kramer nói rằng mọi các hoạt động từ thiện nên tập trung vào môi trường. Nếu có một hệ thống phân cấp nhu cầu toàn cầu thì sự bền vững về môi trường phải được ưu tiên hàng đầu”, Davies khẳng định.

Nhật Anh (Theo probonoaustralia.au)

Nguồn: