Hệ lụy tái định cư thủy điện Gia Lai – Kon Tum (kỳ 2): “Phố” tái định cư

ThienNhien.Net – Hơn 100 hộ dân ở hai thôn Đăk Tăng (66 hộ) và Vi Rin (42 hộ) thuộc xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã được chuyển đến nơi ở mới từ đầu năm 2015 nhằm phục vụ chương trình tái định cư Dự án Thủy điện Thượng Kon Tum. Tuy nhiên, sau gần 3 năm, họ vẫn phải bươn chải tìm kế sinh nhai bởi chưa được bố trí đất sản xuất. Cuộc sống khó khăn khiến không ít hộ quay trở về nơi ở cũ để sản xuất, một số thì tàn phá rừng để lấy gỗ và có đất trồng cà phê, củ mì… “Phố” tái định cư này vì vậy rất thưa người.

Khu tái định cư của 66 hộ ở thôn Đăk Tăng như một khu ”phố” buồn nằm lọt thỏm trong rừng
Khu “phố” này trước đây do UBND xã quản lý một phần và một phần diện tích thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông
Hiện quanh thôn vẫn là một mảng xanh của rừng với nhiều loại cây thân gỗ lớn và có giá trị
Thôn tái định cư được xây dựng từ đầu năm 2015 ở trên đỉnh đồi
Do thiếu đất sản xuất nên cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn
Các công trình cộng đồng như nhà rông, trường học cũng được xây dựng trên đỉnh đồi và nằm giữa rừng
Sau 3 mùa mưa, quanh thôn đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở khá nguy hiểm
Do được tái định cư trong rừng và thiếu đất sản xuất nên việc người dân lấn rừng là điều khó tránh
Trục đường dọc thôn xuất hiện nhiều thanh gỗ bị người dân chặt hạ, cưa xẻ và đưa ra khỏi rừng
Những gốc, thân cây lớn ngổn ngang trước cửa nhà dân
Những khúc gỗ mới được người dân vận chuyển về thôn, thậm chí nơi đây còn có một xưởng gỗ nhỏ
Trong thôn rất ít người qua lại vì phần lớn trở về nơi cũ để sản xuất
Rất nhiều ngôi nhà tái định cư ở thôn Đăk Tăng trong tình trạng vắng bóng người
Ngoài thôn Đăk Tăng, Dự án thủy điện Thượng Kon Tum còn một bản tái định cư nữa là thôn Vi Rin với hơn 40 hộ dân.
Do cũng được tái định cư ở giữa rừng nên cuộc sống của người dân dựa vào rừng là chủ yếu.
Tình trạng phá rừng làm rẫy cà phê, trồng ngô… đã khiến nhiều diện tích rừng quanh thôn bị xóa bỏ

Văn Hoàng