Ấn tượng với hệ thống dọn rác trên biển của sinh viên 20 tuổi

ThienNhien.Net – Với tổng chiều dài 2 km, hệ thống dọn rác trên biển do sinh viên Hà Lan Boyan Slat, 20 tuổi phát minh có thể thu gom tất cả lượng rác và sau đó dễ dàng gỡ bỏ mà không làm hại các sinh vật biển.

Slat cho biết ý tưởng làm sạch đại dương nảy lên trong đầu khi anh lặn trên vùng biển ngoài khơi Hi Lạp năm 16 tuổi vào mùa hè năm 2011. “Lặn ở biển, nhưng tôi lại nhìn thấy túi nhựa nhiều hơn là cá. Tôi đã cảm thấy sốc” – Slat kể lại.

Năm ngoái, Slat đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Dọn sạch đại dương (Ocean Cleanup) và phát động chiến dịch gây quỹ quy mô lớn, thu được 2 triệu USD.

Với tổng chiều dài 20km, hệ thống là cấu trúc nổi trên biển dài nhất từ trước đến nay. (Ảnh: BBC)
Với tổng chiều dài 20km, hệ thống là cấu trúc nổi trên biển dài nhất từ trước đến nay. (Ảnh: BBC)

Ở trường, Slat phát triển ý tưởng của mình như một dự án khoa học. Về kết cấu, Ocean Cleanup gồm vô số phao nổi neo xuống đáy biển và đặt trên đường đi của các dòng hải lưu lớn. Hệ thống này sẽ thu gom rác nổi trên mặt nước mà không gây ảnh hưởng đến sinh vật biển bên dưới. Rác sẽ dồn về một góc và các tàu sẽ đến chở rác đi xử lý.

Boyan Slat cùng với rác thải nhựa từ đại dương mà tổ chức của anh đã thu gom được.
Boyan Slat cùng với rác thải nhựa từ đại dương mà tổ chức của anh đã thu gom được.

Hệ thống sẽ bắt đầu được đưa vào vận hành vào năm tới trên vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, gần nhóm đảo Tsushima.

Với tổng chiều dài 20km, hệ thống là cấu trúc nổi trên biển dài nhất từ trước đến nay. Dự kiến theo thiết kế, đến giai đoạn cuối nó sẽ có chiều dài 100km. Ocean Cleanup ước tính, khi đó hệ thống có thể loại bỏ 42% lượng rác, tương đương 70.320 tấn rác trên Thái Bình Dương trong 10 năm.

Boyan Slat kiểm tra thiết bị ở biển. (Ảnh: BBC)
Boyan Slat kiểm tra thiết bị ở biển. (Ảnh: BBC)

Trong vòng gần 40 năm qua, hàng triệu tấn nhựa đã chảy vào đại dương. Có khoảng 288 triệu tấn sản phẩm từ nhựa được sản xuất và thải ra ngoài môi trường hằng năm, trong đó khoảng 80% đến từ các nơi trên đất liền. Rác bị cuốn vào cống rãnh, sau đó chảy ra các con sông, vì vậy nắp cốc mà bạn đánh rơi hay tàn thuốc bạn ném trên đường… có thể đều đã chảy ra biển.