Ngăn chặn các đoàn tàu săn cá voi của Nhật

ThienNhien.Net – Mới đây, sau một loạt va chạm của Tổ chức bảo tồn biển Sea Shepherd với các tàu săn cá voi trên vùng biển Nam cực, việc săn cá voi của các đoàn tàu Nhật đã bị ngăn chặn. Sự kiện này đã cứu sống hơn 500 con cá voi.

Tổ chức bảo tồn biển Sea Shepherd đã bày tỏ thái độ phản đối kịch liệt khi các tàu săn cá voi của Nhật gây náo loạn vùng biển phía Nam, đáng tiếc là chiếc tàu bảo vệ biển – Steve Irwin của họ bị cạn nhiên liệu và phải trở về cảng biển của Australia.

Paul Watson, người đứng đầu của Sea Shepherd bày tỏ: “Chúng tôi chỉ đủ nhiên liệu để quay trở về cảng bởi chúng tôi đã nỗ lực hết sức có thể trong mùa săn cá voi năm nay.”

Viện nghiên cứu các loài thú biển của Nhật Bản đã gọi Tổ chức Sea Shepherd bằng cái tên “khủng bố”, sau một loạt va chạm nảy lửa của tổ chức này với các tàu săn cá voi trên vùng biển Nam cực nhằm mục đích ngăn chặn việc săn bắn cá voi hàng năm.

Trong tháng 1/2008, hai nhân viên của Sea Shepherd đã bị giam giữ 2 ngày do xâm nhập lên boong tàu săn cá voi Yushin Maru số 2. Được biết, các thủy thủ của Tổ chức này cũng mới tấn công vào một tàu săn bắn cá voi khác. 

Watson cho biết ông từng bị nhân viên bảo vệ trên tàu săn bắt cá Nisshin Maru bắn bằng súng trường, nhưng may mắn là ông đã sống sót nhờ mặc áo chống đạn. Tuy nhiên, những nhà chức trách của Nhật Bản lại phủ nhận lời này. Họ nói súng trường là một phần của quả lắc đồng hồ trên bong tàu Nisshin Maru và những nhân viên an ninh chỉ khai hỏa một quả lựu đạn sáng để chế ngự đám đông, chứ không phải vũ khí. 

Sea Shepherd đã săn đuổi các tàu của Nhật qua hơn 3.500 dặm biển và ngăn chặn chúng săn bắt cá voi trong 5 tuần rưỡi hay trong một nửa mùa săn cá voi khi nó chỉ còn ít nhất 2 tuần.

Những cuộc va chạm trên đã gây ra bất mãn lớn giữa Tokyo và Canberra. Chính phủ Australia đã phải thuyết phục hai bên kiềm chế, mặc dù họ cũng phản đối quyết liệt việc săn bắt cá voi.

Về phía Nhật, họ cho rằng săn bắt cá voi là một truyền thống văn hóa. Tuy nhiên truyền thống này đã không được thực hiện từ khi Nhật tham gia chương trình ngừng hoạt động săn bắn cá voi toàn cầu vào năm 1986. Tuy nhiên, một vài năm sau đó, họ lại bắt đầu săn cá voi dưới hình thức là chương trình nghiên cứu cá voi.

“Hoạt động nghiên cứu” trên dự định sẽ giết gần 1000 con cá voi trong suốt mùa hè tại vùng biển Nam cực.

Nhưng Australia và Tổ chức Bảo vệ biển Sea Shepherd cho rằng, “hoạt động khoa học” đó chỉ là giả tạo, làm vỏ bọc cho việc săn bắn cá voi với mục đích thương mại.

Australia đã cố gắng ngăn chặn việc săn bắt cá voi của Nhật và họ đang dự tính sẽ đưa ra những hoạt động hợp pháp để ngăn chương trình trên. Nhưng hai nước cũng đồng ý với nhau là sẽ không làm ảnh hưởng tới quan hệ của hai bên.

Bộ trưởng Môi trường Australia, ông Peter Garret đã nói rằng: “Australia đang yêu cầu Ủy ban săn bắn cá voi quốc tế phải khép chặt những kẽ hở trong điều luật về hoạt động nghiên cứu cá voi và qui định lại bản chất của các nghiên cứu khoa học liên quan tới cá voi”.