10 loài động, thực vật chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu

ThienNhien.Net – Từ chim cánh cụt ở Nam cực cho đến các loài bướm ở Tây Ban Nha, các loài gặm nhấm và san hô đều có khả năng biến mất do khí hậu toàn cầu nóng lên.

Chim ăn ong Hawaii

Chim ăn ong Hawaii

Loài chim đảo nhỏ, phụ thuộc vào địa hình, đang ở tình trạng nguy cấp, đặc biệt do tác động của các loài ngoại lai, dân số gia tăng và các dịch bệnh mới nổi. Tại Hawaii, biến đổi khí hậu đã tác động đến ba nhân tố trên và gián tiếp đẩy các loài chim, bao gồm sáu loài chim ăn ong vào tình trạng nguy hiểm.

Loài chim ăn ong với đặc điểm thân hình nhỏ, sáng màu có xu hướng tồn tại ở những độ cao khi sinh cảnh ưa thích là các khu rừng đã bị các hoạt động của con người phá hủy. Độ cao trên ngày càng thoáng mát hơn và kém hấp dẫn đối với loài muỗi, sinh vật du nhập vào Hawaii vào thế kỷ 19 sau khi loài chim ăn ong phát triển tại đây. Dịch bệnh do muỗi gây ra bùng phát như bệnh sốt rét, cúm gia cầm và thủy đậu.

Khi toàn cầu ấm dần, các loài muỗi di chuyển lên cao và các loài chim ăn ong dường như không còn nơi trú ngụ. Chim ăn ong tỏ ra rất nhạy cảm với bệnh sốt rét. Năm 2016, một nghiên cứu cho thấy dịch sốt rét ở gia cầm đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1990 tại các khu vực núi cao của đảo Hawaii. Các nhà khoa học làm việc tại đây chưa bao giờ thống kê số lượng muỗi cho dù đã từng nghiên cứu về chúng trong sáu năm trước, thời điểm muỗi trở nên phổ biến. Cũng như muỗi, biến đổi khí hậu cũng hỗ trợ cho các loài ngoại lai và cỏ dại xâm hại để tấn công các loài chim bản địa.

Nhà nghiên cứu Eben Paxton tại Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái các quần đảo Thái Bình Dương lo ngại hai loài chim ăn ong có tên “akikiki” và “akeke” sẽ tuyệt chủng vào thập kỷ tới mà không có bất cứ sự can thiệt nào từ con người.

Chim dẽ Baird

Loài chim này chưa đến mức tuyệt chủng và đang được xếp hạng “ít quan tâm” theo Danh lục đỏ của IUCN. Nhưng do tác động của biến đổi khí hậu, loài chim lội nước nổi tiếng này đang là một điển hình của thay đổi khí hậu và quá trình đồng bộ hóa. Thực vật khí hậu học, khoa học nghiên cứu các thay đổi của các sự kiện tự nhiên trong mối quan hệ với thời tiết và khí hậu, đang là một vấn đề phức hợp và quan trọng trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu nhanh. Các thay đổi trong quá trình đồng bộ hóa có thể là một dấu hiệu tiêu cực, chứng minh loài đang thích ứng với các điều kiện khí hậu và di cư sớm hơn, hoặc nở sớm hơn (đối với thực vật), hoặc đẻ trứng sớm hơn trong mùa sinh sản để thích hợp với nguồn thức ăn đang biến đổi theo mùa.

Tuy nhiên, nhiều loài đang đấu tranh để thích ứng ở mức đủ. Việc tăng nhiệt độ ở Bắc Băng dương đang thúc đẩy các loài chim biển như chim dẽ Baird sinh sản nhanh hơn theo mùa. Điều đó có nghĩa là nhiều cá thể con non sẽ ra đời trước khi hấp thụ đủ các loài côn trùng. Các nghiên cứu cho thấy các cá thể chim non sẽ ra đời trong khi các loài côn trùng sinh trưởng chậm hơn. Điều tất yếu là chúng sẽ ít có cơ hội tồn tại cho đến giai đoạn trưởng thành. Một trường hợp lệch pha tương tự diễn ra diễn các cá thể chim non và sự phát triển chuỗi thức ăn đối với chim đớp ruồi châu Âu ở Hà Lan.

Loài thực vật khổng lồ ở các ngọn núi

Nhiệt độ tăng cũng đang là thách thức lớn đối với các loài tồn tại ở núi cao. Chúng có thể hạ dần độ cao song chúng sẽ thoát khỏi các ngọn núi. Miền núi cũng trải qua nhiều đợt thay đổi nhiệt độ: trong khi nhiệt độ trong thế kỷ 21 đang tăng không quá 2oC (theo nhiều kịch bản) thì tỷ lệ nhiệt độ ở miền núi dự đoán cao hơn, có thể gấp ba lần so với ghi nhận trong thế kỷ 20.

Loài thực vật lobelia (tên khoa học Lobelia rhynchopetalum) là loài bản địa ở Ethiopia, giống như cây cọ dầu vùng nhiệt đới nhưng có độ cao có thể đạt hơn 10m. Phân bố ở các vùng núi, họ thực vật lobelia xuất hiện đầu tiên ở các ngọn núi cao miền tây châu Phi, nơi chúng đã thích nghi rất nhanh.

Tuy nhiên, chúng đang gặp khó khăn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu khoa học về các khía cạnh của thực vật năm 2016 đã kết luận: “thực vật sẽ suy giảm vùng phân bố” do chịu tác động của khí hậu ấm dần lên với chỉ 3,4% sinh cảnh sẽ còn tồn tại vào năm 2080. Loài thực vật lobelia đang bị cô lập ở các đỉnh núi và đa dạng nguồn gen sẽ thu hẹp khoảng 82% và tương lai tuyệt chủng là không xa.

Chuột Bramble Cay

Đối với nhiều sinh vật, biến đổi khí hậu thực sự là một cơn bão lớn đẩy chúng đến tuyệt chủng. Một số loài đã thực sự tuyệt chủng. Hiện nay, một loài động vật đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Chuột Bramble Cay (tên khoa học là Melomys rubicola) còn gọi là chuột đuôi khảm, một loài gặm nhấm ở phía đông đảo Torres Strait (Australia). Loài gặm nhấm này được người châu Âu phát hiện lần đầu tiên trên những dải san hô của đảo Bramble Cay vào năm 1845.

Đến năm 1978, các nhà khoa học chỉ thống kê được vài trăm cá thể. Nhưng điểm cao nhất mà Bramble Cay sinh sống là trên mực nước biển 3m và xung quanh đảo Torres Strait, nơi có mực nước biển dâng gấp hai lần so với tỷ lệ trung bình toàn cầu từ năm 1993 đến năm 2014. Từ năm 1998, khu vực Bramble Cay đã bị thu hẹp diện tích từ 4 ha còn 2,5ha. Do đó, chuột Bramble Cay đã bị thu hẹp 97% sinh cảnh.

Các nhà khoa học cho rằng cần phải khởi động chương trình bảo tồn nhưng tất cả đã quá muộn do không thể tìm thấy dấu vết của loài động vật này. Chỉ còn một khả năng mong manh về một quần thể có thể tồn tại ở Papua New Guinea nhưng các nhà khoa học chưa dám khẳng định về điều này.

Bướm xanh Sierra Nevada

Cá thể cái loài bướm xanh Sierra Nevada.

Loài bướm xanh Sierra Nevada (tên khoa học Polyommatus golgus) là loài bướm nhỏ có mầu xanh sáng (ở cá thể đực) và nâu đen tối (ở cá thể cái). Đây là một trong bốn loài nguy cấp ở Tây Ban Nha và chỉ có phân bố ở Sierra Nevada và một số khu vực miền núi ở phía bắc.

Loài động vật này cũng bị mất sinh cảnh do các loài động vật, do việc mở rộng các khu trượt tuyết và hệ thống đường giao thông. Nhưng mối đe dọa lớn nhất là biến đổi khí hậu. Hạn hán, tăng nhiệt độ và giảm độ bao phủ của tuyết và buộc loài bướm này chuyển đến các khu vực cao hơn, nơi có sinh cảnh không phù hợp. Nhà nghiên cứu Miguel Munguira, Chương trình bảo tồn bướm châu Âu khẳng định: “Đối với các quần thể sống ở các khu vực cao nhất, các thay đổi có nghĩa là tuyệt chủng”.

Trong 482 loài bướm ở châu Âu, có 149 loài bị giới hạn ở những khu vực nhỏ bé nên các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của biến đối khí hậu đối với chúng. Bị cô lập trong những không gian hẹp, các loài côn trùng này đã trở nên nguy cấp khi sinh cảnh tự nhiên quá chật chội.

Nigel Bourn, giám đốc Chương trình bảo tồn bướm ở Anh cho biết: “Các mối đe dọa đối với loài ở châu Âu thật khủng khiếp. Tôi không nghĩ các nhà hoạch định chính sách đã tiếp xúc với chúng”.

Việc một số loài bướm biến mất có thể không tác động đến con người nhưng chúng là những côn trùng giám sát gần nhất: tác động của biến đổi khí hậu lên hàng trăm loài bướm sẽ sao chép các loài thụ phấn và các quần thể côn trùng khác từ ong đến ruồi.

Rùa biển

Nước biển dâng và nhiều cơn bão xuất hiện sẽ tác động đến các loài rùa biển bằng nhiều cách: ăn mòn hoặc phá hủy nhiều bãi biển mà rùa đẻ trứng. Nhưng các nhà khoa học vừa phát hiện các bãi cát nóng nhất cũng có thể là nguyên nhân của việc rùa biển đẻ nhiều cá thể cái. Trong thời gian gian khoảng 20-30 năm tới, theo dự đoán của nhiều nhà khoa học, cát nóng hơn sẽ khiến việc làm tổ của rùa trước khi đẻ trứng không đạt kết quả khả quan.

Rùa đang gặp nhiều mối đe dọa hơn các loài động vật khác: nhiệt độ đại dương sẽ tăng và thu hẹp vùng phân bố của các con mồi. Các loài như đồi mồi sống phụ thuộc vào các rạn san hô đang bị biến đổi bởi biến đổi khí hậu.

Chim cánh cụt Adelie

Chim cánh cụt Adélie là một trong hai loài chim cánh cụt nam cực, tồn tại trên những tảng băng trong 45.000 năm. Hiện nay, các nhà khoa học đang đặt câu hỏi về nguyên nhân suy giảm quần thể chim cánh cụt liên quan đến biến đổi khí hậu. Quần thể chim cánh cụt tại phía tây Nam Cực đã suy giảm ít nhất là 80% kể từ những năm 1970 và đây là khu vực có nhiệt độ ấm hơn các bề mặt biển khác.

Thay đổi nhiệt độ ở biển và các tảng băng tác động đến nguồn thức ăn và các loài cá là thức ăn cho chim cánh cụt sẽ ít dinh dưỡng hơn. Các tổ chim cánh cụt sẽ bị ảnh hưởng do khí hậu ấm dần sẽ tác động đến quá trình sinh sản và trứng sẽ bị hỏng nếu chúng bị ngâm trong nước. Điều quan trọng hơn là chim cánh cụt Adélie không thể tồn tại nếu không có các tảng băng.

Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học dự đoán có khoảng 60% sinh cảnh hiện nay sẽ không còn thích hợp với chim cánh cụt vào năm 2099. Nhưng liệu quần thể chim cánh cụt Adélie ở phía Nam của Nam Cực, nơi biến đổi khí hậu và thay đổi môi trường ít xảy ra, có bền vững không. Và chim cánh cụt Adélie sẽ tồn tại trong bao lâu?

Chuột túi trắng

Gấu bắc cực có thể là nạn nhân sớm nhất của biến đổi khí hậu nhưng có một loài động vật khác cũng sắp tuyệt chủng. Đó là loài chuột túi trắng phân bố ở khu rừng mưa Daintree tại Queensland (Australia) và các nhà khoa học đã khẳng định loài này “tuyệt chủng về mặt sinh thái”.

Chuột túi trắng (tên khoa học là Hemibelideus lemuroides) sống ở các khu vực lá ẩm và ở các khu rừng cao, không thể tồn tại ở nhiệt độ trên 30oC. Tháng 7-2014, các nhà khoa học chỉ tìm thấy 4 hoặc 5 cá thể trưởng thành trong 10 chuyến điều tra. Các nghiên cứu di truyền chưa đem đến các cơ sở chắc chắn: liệu chuột túi trắng là một loài độc lập hoặc là một biến thể của chuột túi lông vàng (thường xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn).

Nhưng giáo sư Bill Laurance (Đại học James Cook) cho rằng hình dạng trắng là một tiến hóa có lợi cho bảo tồn và cũng là thảm họa sinh thái nếu các nhà khoa học cảnh báo sẽ sớm xảy ra đối với hàng nghìn loài được tìm thấy ở các khu rừng mưa nhiệt đới Austrlia do khí hậu nóng dần lên.

Hải cẩu

Nạn nhân rõ nhất của biến đổi khí hậu là gấu bắc cực đã thúc đẩy sự xóa sổ của những tảng băng trôi. Nhưng còn một loài thú khác của Bắc Cực cũng nguy cấp không kém do cũng phải phụ thuộc vào các tảng băng để tồn tại.

Biến đổi khí hậu đã đẩy gấu bắc cực từ các tảng băng an toàn lên các vùng đất khô cằn khắc nghiệt và gây nhiều xung đột với con người. Nhưng hải cẩu, loài thú biển nhỏ nhất bắc cực cũng không thể thích ứng với các vùng đất khô cằn.

Hải cẩu biển cư trú trên những tảng băng, tồn tại và sinh trưởng trên băng, đào tuyết để lấy nước trên những tảng băng để nuôi sống bản thân. Các hố nước này giữ ấm cho các cá thể non và phụ thuộc rất nhiều vào các đợt tuyết rơi.

Khí hậu ấm dần lên khiến các hố tuyết tan vỡ và băng tan sớm hơn thường lệ, chia cắt các cá thể non (mới chỉ dài khoảng 60cm khi được sinh ra) với cá thể mẹ, buộc chúng rơi vào tình trạng lạnh giá, bị săn đuổi và gặp nhiều tác nhân gây bệnh.

Tỷ lệ sinh sản của hải cẩu giảm cũng cho thấy sự tương đồng với biến đổi khí hậu. Hàng trăm cá thể con được sinh ra hàng năm trên các vịnh hẹp dọc theo bờ tây của Svalbard nhưng các cá thể non không thể tồn tại trong năm 2006 và 2007 khi các vịnh hẹp không hề đóng băng. Nếu quần thể hải cẩu suy giảm, chúng sẽ là thức ăn đầu tiên của gấu bắc cực.

San hô Staghorn và các loài san hô khác

San hô không phải là động vật sống. Đó là một hệ sinh thái kỳ diệu, được cấu tạo từ những cấu trúc ngầm mang vẻ đẹp để cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều dạng sống khác của trái đất. Các rạn san hô được mệnh danh là “rừng mưa của biển” nhưng chúng bộc lộ các dấu hiệu: là nơi cư trú đa dạng của động vật và thực vật tốt hơn rừng mưa. San hô đang bị biến đổi khí hậu tiêu diệt và tuyệt chủng sớm xảy đến hơn nhiều loài sinh vật khác.

San hô Staghorn (tên khoa học Acropora cervicornis) đang suy giảm mạnh trong vùng phân bố ở phía nam Vịnh Mexico, Florida và Bahamas, suy giảm tới 98% ở Caribe kể từ năm 1980. Loài động vật này được xếp hạng “cực kỳ nguy cấp” theo Danh lục đỏ của IUCN.

Kể từ năm 2005, khu vực Caribe đã suy giảm 50% san hô do nhiệt độ đại dương tăng và sự xuất hiện của sự cố tẩy trắng khiến san hô chết hàng loạt khắp thế giới. Các loài động vật như cá bò giấy sống phụ thuộc hoàn toàn vào các rạn san hô và rất nhạy cảm với dòng nước ấm.

Trên thế giới, các rạn san hô đang bị tẩy trắng và chết. Chính phủ Nhật Bản thông báo 75% rạn san hô lớn nhất đã bị chết do nhiệt độ đại dương tăng lên. Rạn san hô lớn của Australia cũng chịu sự cố tẩy trắng kỷ lục vào năm 2016. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển Mỹ dự đoán đến năm 2050 có hơn 98% các rạn san hô trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng do tác động nhiệt của tẩy trắng hàng năm. Các nhà khoa học cũng cho biết các rạn san hô, kể cả rạn san hô lớn cũng khó tồn tại trước những sự kiện trên.

Loài người không phụ thuộc vào các rạn san hô song sự mất mát của san hô sẽ là một thảm họa trong kỷ nguyên này và là sự phá vỡ cấu trúc loài. Nhà môi trường Paul Watson chỉ rõ: “Nếu không tìm câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đề trên, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của chính sự tuyệt chủng mà chúng ta cũng có lỗi”.