Cần 2.000 tỉ USD để đạt mục tiêu toàn cầu không phát thải ròng

Xây dựng một nền kinh tế không carbon vào năm 2050 với chi phí chưa đến 0,5% GDP toàn cầu là hoàn toàn có thể.

Tốc độ hàng năm của công suất gió và năng lượng mặt trời cần phải gấp 5-6 lần mức tăng đạt được vào năm 2019. Nguồn ảnh: Reuters.

Theo CNN, để đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050 sẽ tiêu tốn từ 1.000-2.000 tỉ USD mỗi năm. Chi phí của biến đổi khí hậu chưa được khắc phục sẽ cao hơn nhiều.

Hôm 16.9, Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng (ETC), một liên minh của các giám đốc điều hành cấp cao từ 45 nhà sản xuất năng lượng, tổ chức tài chính và các nhóm môi trường, cho biết: Về mặt kinh tế và kỹ thuật, có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này với chi phí hàng năm khoảng 1-1,5% GDP toàn cầu.

Mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris là để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5C trong thế kỷ này, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu sẽ cần đạt tới mức bằng 0.

Theo ETC, các khoản đầu tư bổ sung cần thiết là có thể chi trả dễ dàng, do tiết kiệm toàn cầu hiện tại cùng với lãi suất thấp được duy trì và bị hạn chế bởi số lượng chi tiêu công dành cho việc kích thích nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Đồng Chủ tịch của ETC, ông Adair Turner trong một tuyên bố tiếp tục phát thải khí nhà kính cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, về mặt kỹ thuật và kinh tế, chúng ta có thể đạt được nền kinh tế không carbon vào năm 2050. Đây không phải là một kế hoạch dựa vào việc sử dụng bù đắp trên quy mô lớn và lâu dài để cân bằng”.

Khi các chính phủ và doanh nghiệp tiếp tục vật lộn với sự tàn phá của đại dịch COVID-19, trọng tâm lại một lần nữa chuyển sang cuộc khủng hoảng khí hậu, vốn mới được làm nổi bật bởi đám cháy rừng hoành hành ở California, Mỹ và thiệt hại đối với các sông băng ở Nam Cực, sau một số hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác ở Mỹ.

Theo ETC, đại dịch đã chứng tỏ sự thiếu chuẩn bị của nền kinh tế toàn cầu đối với các rủi ro hệ thống. Chi tiêu chưa từng có của chính phủ cho các nỗ lực phục hồi sau COVID-19 mang lại cơ hội đầu tư vào một nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt hơn.

Các tổ chức như Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Liên Hiệp Quốc cũng thúc giục các chính phủ đảm bảo rằng các nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế sẽ hỗ trợ các mục tiêu về năng lượng sạch và khí hậu.

Đại dịch đã ảnh hưởng đến đầu tư năng lượng toàn cầu, dự kiến ​​giảm mạnh 1/5 trong năm nay so với năm 2019. Năng lượng tái tạo tốt hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời và gió trong quý I/2020 đã giảm trở lại mức của 3 năm trước.

Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng việc đạt được mức phát thải CO2 ròng bằng 0 vào năm 2070 sẽ yêu cầu các khoản đầu tư bổ sung trị giá 31.000 tỉ USD so với cam kết mà các chính phủ đưa ra. Năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế cho rằng tổng mức đầu tư trong hệ thống năng lượng cần phải tăng 15.000 tỉ USD trên kế hoạch hiện nay.

Tuy nhiên, nếu không giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu, về lâu dài loài người phải trả giá đắt hơn nhiều. Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế nhận định, các khoản tiết kiệm liên quan đến khí hậu sẽ có giá trị cộng dồn lên tới 160.000 tỉ USD trong 3 thập kỷ tới.

Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, kể từ năm 2000 ước tính, sự ấm lên toàn cầu đã khiến cả Mỹ và EU thiệt hại ít nhất 4.000 tỉ USD sản lượng và các nước nhiệt đới nghèo hơn 5% so với mức nếu không có sự ấm lên. Hầu hết các khoản đầu tư mới cần hướng tới việc mở rộng quy mô cung cấp điện không carbon.

ETC cho biết, việc cung cấp điện sạch phải được tăng tốc với mức gấp gần 6 lần so với hiện nay và song song với kế hoạch này thế giới không nên phụ thuộc lâu dài vào các công nghệ phát thải âm để đạt được mục tiêu cân bằng khí thải về mức 0. Thay vào đó kêu gọi tăng tính hiệu quả năng lượng và từng bước loại bỏ các hình thức trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch.

Để thúc đẩy cung cấp điện tái tạo, tốc độ tăng công suất năng lượng mặt trời và gió trung bình hàng năm cần gấp 5-6 lần mức tăng đạt được vào năm 2019. Chính sách và quy định của chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân và đổi mới, đồng thời khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua cơ chế định giá carbon.

Các tòa nhà, phương tiện giao thông cùng với công nghiệp cần được điện khí hóa và sử dụng hydro trong những trường hợp không thể thực hiện được. Việc sử dụng năng lượng còn lại trong các lĩnh vực không thể điện khí hóa nên được khử cacbon bằng cách thu giữ, lưu trữ cacbon và năng lượng sinh học bền vững.

Các ngành công nghiệp xây dựng, hàng không và vận chuyển phải đối mặt với chi phí cao nhất liên quan đến quá trình khử cacbon. Khai thác than, sản xuất ô tô và chăn nuôi gia súc có nguy cơ mất việc làm cao nhất. Các chính phủ cần quản lý các chiến lược chuyển đổi năng lượng để bù đắp tình trạng thất nghiệp và chi phí có thể gia tăng trong các lĩnh vực này.

Do cần phải chuyển đổi năng lượng, nhu cầu dầu mỏ có thể giảm từ 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019 xuống còn khoảng 10 triệu thùng/ngày vào giữa thế kỷ này. Việc sử dụng than nhiệt cũng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.

Trung Quốc hiện đứng đầu danh sách tổng lượng khí thải carbon-dioxide toàn cầu. Nguồn ảnh: AP.

Trung Quốc có nguồn lực và công nghệ dẫn đầu để trở thành một nền kinh tế phát triển không carbon vào năm 2050. Tất cả các quốc gia đang phát triển có thể đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060, nhưng yêu cầu tài chính phát triển để giảm thiểu rủi ro và thu hút đầu tư xanh tư nhân.

Báo cáo của ETC được đưa ra sau khi Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ cảnh báo trong một nghiên cứu riêng biệt rằng biến đổi khí hậu gây ra rủi ro hệ thống cho hệ thống tài chính của Mỹ, có thể làm suy giảm khả năng tạo thu nhập và việc làm của nền kinh tế.