Nỗi niềm Khu bảo tồn voọc mũi hếch (Kì 3)

Kì 3: Có nên mở rộng Khu bảo tồn?

ThienNhien.Net – Cũng như rất nhiều khu rừng đặc dụng khác trên cả nước, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang thành lập và đã đi vào hoạt động, nhưng mốc giới khu bảo tồn vẫn mới chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ. Gần đây, khi tỉnh Hà Giang quyết tâm triển khai cắm mốc cho các khu bảo tồn, vấn đề liên quan đến đất đai, quyền sử dụng giữa người dân, ban quản lý khu bảo tồn và việc cấp phép của chính quyền địa phương mới thể hiện rõ sự rối rắm phức tạp. Và chắc hẳn, đây không chỉ là câu chuyện ở riêng Khau Ca.

Ông Hoàng Văn Tuệ - Trưởng phòng bảo tồn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, kiêm Trưởng ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang: "Chưa cắm được mốc giới thì chúng tôi còn mệt, phức tạp vô cùng...”

Khoanh dân vào khu bảo tồn

Ông Hoàng Văn Tuệ – Trưởng phòng bảo tồn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, kiêm Trưởng ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang – bức bối chia sẻ: “Các anh thấy đấy, rõ là khu bảo tồn nhưng toàn là đất nằm quanh khu vực có dân sinh sống, chứ có phải 100% là của khu bảo tồn đâu. Chưa cắm được mốc giới thì chúng tôi còn mệt, phức tạp vô cùng…”.

Khu bảo tồn Khau Ca “sinh sau đẻ muộn”, được quy hoạch trên vùng rừng có nhiều dân cư sinh sống lâu đời. Hiện trong và xung quanh Khu bảo tồn có 1.791 hộ gia đình với gần một vạn khẩu sinh sống, trong đó, người Tày chiếm đa số, còn lại là người Dao và người Mông. Trên tổng diện tích khu bảo tồn là 2.024 ha, có 784 ha đất nông nghiệp và 833 ha rừng do người dân đang khai thác sử dụng.

Nhiều hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trước khi quy hoạch khu bảo tồn. Theo truyền thống, người dân đã quen với việc tự do vào rừng hái măng, lấy cây thuốc, lấy gỗ về làm nhà, lấy củi để đun hay sưởi ấm mùa đông.

Khi rừng được Nhà nước khoác lên chiếc áo “khu bảo tồn”, có một số ý kiến bức xúc cho rằng Khu bảo tồn lấn đất của họ để bảo vệ  voọc. Khoanh vùng khu bảo tồn chẳng những không được lợi gì, mà còn gây khó khăn, xáo trộn cuộc sống và thu hẹp diện tích canh tác của họ.

Ông Trương Văn Hoạch, một người dân thôn Phia Đeng, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê là một trong số đó. Ông bảo: “Nếu không có đất, có rừng của chúng tôi và chúng tôi không bảo vệ rừng từ trước tới giờ thì làm sao có rừng để mà bảo tồn loài voọc mũi hếch. Nhưng từ khi thành lập Khu bảo tồn đến nay, chúng tôi chưa nhận được một sự hỗ trợ nào từ phía Ban quản lý. Thậm chí họ còn cấm chúng tôi vào rừng hái măng, lấy cây thuốc…Vậy thì rừng ai người ấy quản, chúng tôi không cho Khu bảo tồn mượn rừng nữa”.

Ông Tuệ thừa nhận mặc dù Khu bảo tồn phải dựa vào đất, rừng của dân để bảo tồn loài voọc mũi hếch nhưng cũng chưa có những hỗ trợ đối với người dân, là vì trong kế hoạch thành lập, cũng như kinh phí hoạt động chưa có mục này. “Thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu với trên, bổ sung kinh phí hoạt động, nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống” – ông Tuệ cho hay.

Khi ban quản lý khu bảo tồn tiến hành đo đạc, cắm mốc trên thực tế, mâu thuẫn về quyền sử dụng đất, tài sản trên đất càng trở nên phức tạp.

Chuyn cây nghiến ba năm tranh chấp

Khoảng những năm 1990 trở về trước, tại rừng Khau Ca (bấy giờ chưa thành lập khu bảo tồn) xảy ra việc một số cây gỗ lâu năm bị đổ gục không rõ nguyên nhân. Trong số này có 3 cây nghiến khá lớn. Một cây đổ xuống nương nhà ông Nông Văn Nói thuộc thôn Khuôn Phà, xã Tùng Bá (Vị Xuyên).

Cây nghiến đổ đã nằm yên vị ở đó trong suốt mười mấy năm, vì như ông Nói thuật lại, ông không dám bán cây nghiến bởi đây là cây rừng do nhà nước quản lý.

Cây nghiến sau khi bán đấu giá đã được xẻ và vận chuyển một phần ra khỏi địa bàn.

Mãi sau này, UBND xã Tùng Bá đề nghị lên trên được dùng mấy cây nghiến đổ ấy làm cầu treo phục vụ cho việc đi lại của bà con trong xã. Nhưng đề nghị thiết thực này đã không được UBND huyện Vị Xuyên chấp thuận, đồng thời huyện quyết định tận thu bằng cách đưa ra bán đấu giá.

Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những tranh chấp trong suốt hơn ba năm qua. Ông Nói cho rằng quyết định của UBND huyện tịch thu cây nghiến là không có căn cứ thuyết phục, và nếu bán đấu giá thì gia đình ông phải được hưởng lợi từ cây nghiến đổ này: “Cây nghiến của nhà nước nhưng đ xung vườn nhà tôi thì tôi phi được hưởng li chứ, làm sao có chuyn người khác vào đòi x g đưa đi bán. Đất nhà tôi có sổ đỏ đàng hoàng. Hơn na, tôi có công trông coi cây nghiến sut my năm qua, không đ tình trng mt mát hay xâm phm đến hin vt…Vậy đặt trường hợp l cây nghiến kia đ gây chết người nhà tôi, liệu chính quyền có trách nhiệm hay không?

Một số người dân xã Tùng Bá cũng bất bình cho rằng huyện không có thẩm quyền tận thu gỗ để bán đấu giá vì đó là tài sản của dân, nếu khai thác lẽ ra phải phục vụ lợi ích dân sinh như đề nghị của xã. Sự việc rơi vào bế tắc và mâu thuẫn.

Tuy nhiên, số gỗ nghiến vẫn được UBND huyện bán đấu giá vào tháng 12 năm 2009, trước sự giám sát, nghiệm thu của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Du Già và UBND xã Tùng Bá. Gỗ được bán cho một người thôn ngoài. Những ý kiến không đồng tình với cách xử sự phớt lờ của UBND huyện vẫn âm ỉ tồn tại.

Sau nhiều lần liên hệ không thành, cuối cùng chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại với ông Lưu Bá Định, Phó chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên. Ông định cho biết “Tôi chưa nghe được thông tin nào v cây nghiến mà nhà báo quan tâm. Hi vng rng, trong thi gian sm nht, lãnh đo huyn V Xuyên s có nhng cách x lý hp tình hp lý nht đ đem li công bng cũng như to được nim tin ca nhân dân đi vi chính sách ca Đng, Nhà nước…”

Khi chúng tôi đem sự việc về cây nghiến và mâu thuẫn về đất đai trong  trao đổi với ông Tuệ thì được biết ông cũng có nắm được sự việc cây nghiến gây tranh cãi suốt ba năm trời. Ông Tuệ cho rằng đây là một vụ việc nhỏ nhưng ẩn chứa vấn đề phức tạp, “ch không ch đơn gin gii quyết bán đu giá là xong“. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng “chúng tôi không tham gia và không có trách nhiệm với sự việc này. Cây ca Nhà nước thì Nhà nước sung công qu…”.

Sự việc giải quyết cây nghiến đổ thông qua bán đấu giá diễn ra khi ban quản lý khu bảo tồn vừa mới chân ướt chân ráo đi vào hoạt động. Song, với tư cách Trưởng phòng bảo tồn của Chi cục kiểm lâm tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý khu bảo tồn, việc ông Tuệ tỏ thái độ “quay lưng” với sự việc trên địa bàn mình quản lý khiến người ta không khỏi thất vọng và đặt dấu chấm hỏi về chức năng quản lý của kiểm lâm.

Có nên mở rộng khu bảo tồn?

Cách đơn giản nhất để bảo vệ rừng, động vật hoang dã và tài nguyên thiên nhiên là mở rộng diện tích và thành lập thêm các khu bảo tồn, vườn quốc gia. Mong muốn là vậy, nhưng thực tế trong bảo tồn không thuận chèo, mát mái như vậy. Bảo tồn thiên nhiên phải là bảo tồn được mối quan hệ hài hòa, sự tồn tại và phát triển của cả hệ sinh thái tự nhiên và người dân sống gắn bó ở đó.

Những mâu thuẫn về quyền lợi chính đáng người dân và nhu cầu bảo tồn loài voọc mũi hếch (và khu rừng Khau Ca  nói chung) đã cho thấy những khó khăn trong công tác quy hoạch và bảo tồn thiên nhiên.

Theo ông Đặng Văn Hàm, trưởng thôn Phia Đeng, sau khi cán bộ KBT Khau Ca quét sơn chuẩn bị cắm mốc giới thì diện tích đất có trong sổ đỏ của người dân trong thôn trở thành đất của KBT.

Cũng có thể nói rằng, để gìn giữ được thiên nhiên, trước hết phải giải quyết được những vấn đề về về an cư cho con người. Trong ngưỡng của mình, thiên nhiên có khả năng tự hồi phục những vết thương do quá khứ để lại. Đàn voọc mũi hếch với khoảng 92 cá thể, mà cả thế giới đang kêu gọi bảo vệ kia hoàn toàn có thể sinh sôi và đông đúc trở lại như vài chục năm về trước nếu chúng có đủ không gian và những cánh rừng xanh nuôi dưỡng chúng, không bị thợ săn ngày đêm ráo riết săn tìm. Nhưng để có được điều lý tưởng ấy, biết bứng đi đâu gần một vạn dân cùng với ruộng nương, đất đai của họ?

Tiếp xúc với Ban quản lý Khu bảo tồn, chúng tôi được biết Ban quản lý có nguyện vọng mở rộng diện tích để bảo vệ loài voọc được tốt hơn. Và cũng có một lý do tế nhị mà cũng thiết thực khác nữa, là khi Khu bảo tồn lớn hơn thì cũng được đầu tư tốt hơn, xin dự án bảo tồn nước ngoài sẽ dễ hơn và ngược lại. Cũng có thể đây là một trong những nguyên nhân, mà nhiều Khu bảo tồn muốn được “nới rộng diện tích” để dể thở hơn trong việc kêu gọi, thu hút vốn.

Nghe nói, chuyên gia của vườn thú San Diego đã nghiên cứu và tư vấn cho ban quản lý đề xuất mở rộng diện tích khu bảo tồn lên 5.000 ha. Cũng mới chỉ là đề xuất nội bộ, chưa trình cơ quan cấp trên nào cả. Song, cũng là một câu chuyện đáng bàn, khi chỉ trước mắt đây, Ban quản lý và chính quyền địa phương còn đang đau đầu chưa xong được việc cắm mốc cho Khu bảo tồn, cho dù nó đã ra đời được hai năm nay.

Cùng với nỗi lo lắng của Ban quản lý và chính quyền xã, những ngày này, những người dân cũng sốt ruột như ngồi trên đống lửa khi đưa ra bàn việc cắm mốc cho Khu bảo tồn. Ông Lý Xuân Tiến – Trưởng thôn Khuôn Phà, xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên) bức xúc: “Cả thôn có gần 20 hộ nằm trong vùng mở rộng Khu bảo tồn Khau Ca. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc bảo tồn loài voọc mũi hếch, nhưng nếu mở rộng mà phải lấy đất của dân như thế này, chúng tôi không có đất cấy lúa, trồng ngô, sắn thì lấy gì mà ăn?”.  Thôn Khuôn Phà có hơn 60% hộ nghèo, đại đa số các hộ đều thiếu đói từ 3 đến 6 tháng trong năm nên khi nghe tin có thể bị thu hồi đất làm khu bảo tồn, bà con ai cũng lo ngay ngáy.

Cũng như thôn Khuôn Phà, bà con người Mông ở các thôn Phia Đeng, Khuổi Loà của xã Minh Sơn (huyện Bắc Mê) cũng có chung nỗi lo mất đất. Để đến được với hai thôn này, chúng tôi phải vượt gần 8 ki lô mét đi bộ từ UBND xã. Bà con nơi đây rất ít người nói được tiếng phổ thông, cũng may được trưởng thôn Đặng Văn Hàm phiên dịch, chúng tôi mới phần nào hiểu được nỗi lòng của họ.

Bà Lý Thị Hú, 42 tuổi, nhà có tới 9 miệng ăn, nhưng chỉ có khoảng 4 sào ruộng bậc thang. Mỗi vụ chỉ gặt được 3 – 4 tạ thóc nên năm nào gia đình cũng thiếu ăn. Bữa ăn chính của gia đình là sắn, măng và rau rừng. Các con bà vẫn phải vào rừng tìm phong lan, lấy nấm bán lấy tiền mua gạo. Bà Hú bảo: “Nhà mình ở đây mấy đời rồi. Nhà mình chỉ quen trồng cây lúa, cây ngô thôi, không có đất mình không sống được đâu. Nếu phải chuyển đi chỗ khác, nếu chuyển được cả nhà, ruộng nương mình theo thì mình đi!”.

Bà Nguyễn Thị Tình – Chủ tịch xã Minh Sơn chia sẻ: “Thực sự tôi cũng lo lắm, nếu vì Khu bảo tồn mà phải chuyển dân đi chỗ khác thì rất khó, vì xã không còn quỹ đất. Và điều quan trọng là nếu không phù hợp với tập quán sản xuất thì bà con rất khó an cư”.