Cuộc sống mới trên cung đường huyền thoại

ThienNhien.Net – Ngoài con đường tơ lụa nổi tiếng, Trung Quốc còn có một con đường huyền thoại mang tên Trà-Ngựa cổ nối Trung Quốc và Tây Tạng, đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc. Tuy không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng con đường này ngày nay vẫn mang lại rất nhiều điều ngạc nhiên thú vị cho du khách.

Đây là con đường mà người Trung Quốc xưa dùng để vận chuyển chè (sau đó là muối, đường) sang bán ở khu vực Tây Tạng. Còn các sản vật của Tây Tạng như ngựa, bò, lông thú, xạ hương và các sản phẩm địa phương khác cũng theo đó mà đến với thế giới. 

 

duong Tra- Ngua co

Vào năm 1946, người ta vận chuyển trà sang Tây Tạng bằng cách mang vác thô sơ trên con đường Trà-Ngựa, họ vác những bao trà nặng khoảng 300 pound (khoảng 136 kg) và phải đi mất 3 tuần mới tới nơi. (Ảnh: George Patterson)


Đường Trà – Ngựa cổ dài trên 4000km bắt đầu từ Tứ Xuyên và Vân Nam (Trung Quốc) đến Tây Tạng. Nền văn hóa các dân tộc Đại, Yi, Han, Bái, Naxi và Tây Tạng đã gặp nhau, hợp nhất và phát triển dọc theo con đường lịch sử này bất chấp những thách thức về địa hình. Đây cũng l
à một cầu nối giao lưu văn hóa và kinh tế quốc tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Không chỉ được đánh giá cao bởi các giá trị văn hóa và lịch sử, con đường Trà – Ngựa chạy ngang qua dãy núi Hoành Đoạn (với nhiều đỉnh núi cao chót vót 4000-5000m so với mực nước biển) thuộc cao nguyên Thanh Hải -Tây Tạng còn được các nhà khoa học và thám hiểm đánh giá cao như một khu vực có các điều kiện địa chất và đa dạng sinh học phức tạp nhất. Nó đi qua các khu rừng cận nhiệt đới và hồ nước đẹp như tranh vẽ và các con sông nổi tiếng Lan Thương, Nộ Giang, sông Mân (một chi lưu của sông Trường Giang) và sông Yarlung Zangbo. 

Xin giới thiệu đến bạn đọc chùm ảnh của tác giả Michael Yamashita về cuộc sống của người dân ngày nay trên con đường huyền thoại này:

duong Tra-Ngua co

Các nhà sử học tin rằng chè được trồng đầu tiên ở cao nguyên ẩm ướt Tứ Xuyên và Vân Nam, văn hóa trà Trung Hoa cũng xuất hiện từ đây.

 

duong Tra-Ngua co

Người dân ở Yiwu (miền nam Vân Nam) đang phơi lá chè khô. Nơi này có chè Puer nổi tiếng vì hương vị, màu sắc và những tác dụng chữa bệnh của nó. Một tách trà này ở Bắc Kinh có giá 10USD hoặc nhiều hơn. Đây cũng là loại trà mà người Tây Tạng ưa thích nhất. Theo họ, trà có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa và giảm béo.

duong Tra-Ngua co

Con đường Trà – Ngựa cổ liên kết với hàng chục tu viện – nơi quy định việc phân phối trà ở địa phương. Trong ảnh là Tu viện Lý Đường sặc sỡ màu sắc ở Tứ Xuyên nằm trên độ cao 16000 feet (tương đương 4876 m). Các nhà sư ở những tu viện này thường thưởng thức trà cùng với bơ sữa để tỉnh táo ngồi thiền (sau này trở thành thức uống trà bơ nổi tiếng của Tây Tạng). Và các tín đồ đến cầu nguyện cũng được thưởng thức hương vị trà này. Một người Tây Tạng có thể uống đến 40 ly trà mỗi ngày. Văn hóa uống trà của họ vẫn được giữ cho đến ngày nay.

 

duong Tra-Ngua co

Uống trà theo phong cách Tây Tạng phải bao gồm cả sữa, thịt và bơ của bò Tây Tạng. Và những đàn bò này thường được chăm sóc bởi dân du mục trên những cánh đồng cỏ cao nguyên – nơi mùa đông vô cùng buốt giá.

 

duong Tra-Ngua co

Những quán trà bơ ở Tây Tạng ngày nay vẫn luôn tấp nập khách ra vào, một thức uống đậm chất văn hóa và quá đỗi thân quen!

 

duong Tra-Ngua co

Con đường Trà-Ngựa cổ bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Đường (618-907) và tồn tại cho đến những năm cuối thập kỷ 1960 khi đường cao tốc Tây Tạng được xây dựng. Bức ảnh chụp một cung đường Trà-Ngựa cổ ngày nay. 

 

duong Tra-Ngua co

duong Tra-Ngua co

duong Tra-Ngua co

Và các lễ hội văn hóa truyền thống liên quan đến trà, ngựa vẫn được tổ chức đều đặn hằng năm trên những miền đất nơi có con đường Trà-Ngựa cổ chạy qua…