Lập hồ sơ giải cứu rạn san hô Guiana

Ngoài khơi bờ biển Guiana, một bộ phận hải ngoại của Pháp nằm ở bờ biển phía bắc Nam Mỹ, các nhà khoa học lùng sục những vùng nước đục ngầu để tìm dấu hiệu của sự sống.

Từ boong một con tàu của Greenpeace, họ chụp ảnh và ghi chú tỉ mỉ, biên soạn một danh mục các sinh vật biển sinh sống quanh một rạn san hô. Dù nó mới được phát hiện gần đây nhưng đã có dấu hiệu bị hoạt động khai thác dầu đe dọa.

Tàu Esperanza, tàu chở hàng cũ của Nga hiện được dùng trong nhiệm vụ khám phá đại dương.
Vào năm 2013, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh, công ty Total của Pháp và Tập đoàn dầu khí của Brazil đã hợp lực để mua các khối thăm dò trong khu vực rạn san hô Amazon.

Gần cửa sông Amazon ở Đại Tây Dương, rạn san hô Amazon là một trong những lớn nhất thế giới nhưng mới được phát hiện năm 2016.

“Đây là hệ sinh thái độc đáo chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới mà chúng ta gần như không biết gì về nó, và đang bị đe dọa bởi tình trạng khai thác dầu mỏ”, Thiago Almeida, tổ chức Greenpeace Brazil, nói. Almeida muốn ám chỉ đến công ty dầu khí khổng lồ BP của Anh, công ty Total của Pháp và Petrobras của Brazil vào năm 2013 đã “chung tay” mua các khối thăm dò trong khu vực vùng biển Brazil. Nhưng họ cần được cho phép mới có thể bắt đầu tìm kiếm, và vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan quản lý môi trường Ibama của Brazil đã từ chối không cho Total giấy phép khoan, với lí do “những bất ổn sâu sắc” trong các kế hoạch khẩn cấp, “khả năng một sự cố tràn dầu có thể ảnh hưởng đến rạn san hô trong khu vực[…]”. BP vẫn đang cố gắng xin giấy phép khoan trong khu vực này, một nhà vận động cho biết, và điều này có thể gây nguy hiểm cho rạn san hô.

Hiện tại, các chuyên gia từ Greenpeace và viện nghiên cứu CNRS của Pháp, những người tham gia một nhiệm vụ đặc biệt là ghi nhận hồ sơ động vật hoang dã ở một khu vực chưa được khám phá, đang trên con tàu nghiên cứu với mục tiêu chỉ ra bằng chứng để bảo vệ khu vực này trước những người săn nhiên liệu hóa thạch. Mới năm ngoái, Greenpeace tiết lộ rằng rạn san hô này còn trải dài vào vùng biển Guiana của Pháp.

Khu vực ngoài khơi của Guiana thuộc Pháp nằm ngoài giới hạn đối với những người khai thác, theo luật của Pháp, nhưng các nhà khoa học thuộc chiến dịch này cho rằng rạn san hô vẫn sẽ bị đe dọa bởi bất kỳ cuộc thám hiểm hoặc khoan nào ở khu vực Brazil.

“Rất nhiều dầu sẽ lan đến Guiana thuộc Pháp” trong trường hợp dầu ở rạn san hô phía Brazil rò rỉ, Almeida nói. “Nếu chúng ta nhìn vào các sự cố tràn dầu, nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra”.

Không chỉ nước và rạn san hô, mà cả vùng đất này cũng đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Những khu rừng ngập mặn trải dài dọc theo bờ biển Guiana được coi như những “vườn ươm” cá quan trọng có thể sẽ biến mất.

Không chỉ đi qua

Đầu tháng này, một nhóm gồm sáu chuyên gia đã can đảm lặn xuống nước bùn và dòng chảy mạnh để xem xét các rạn san hô, bọt biển và tảo vôi hóa, chụp ảnh và lấy mẫu.

Cho đến nay, họ đã đã xác định được một số loài cá heo, cá voi sát thủ, cá cờ và một số loài chim biển. Nhưng Olivier Van Canneyt, một nhà khoa học thuộc đài quan sát Pelagis phối hợp với CNRS, đã nhấn mạnh rạn san hô đại diện cho “nhiều hơn một tuyến đường di cư. Chúng tôi cũng quan sát cá voi lưng gù với con non; sự hiện diện của chúng xác nhận rằng đó cũng là nơi sinh sản quan trọng [và nuôi dưỡng]. Vùng biển Guiana thuộc Pháp là một nơi rất quan trọng cho sự sống sót của nhiều loài bộ cá voi”, ông giải thích.

Đối với chiến dịch Bảo vệ Đại dương của Edina Ifticene, Greenpeace, việc phát hiện ra những sinh vật này cho thấy “không có lí do gì để khoan dầu trong một môi trường quan trọng như vậy; sự cố tràn dầu có thể gây hậu quả không thể khắc phục cho toàn bộ khu vực.

Không chỉ vậy, việc khai thác các mỏ dầu có nguy cơ làm suy yếu các nỗ lực chống biến đổi khí hậu do các loại khí nóng lên hành tinh phát ra khi loài người đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng”.

Cá, thực phẩm có nguy cơ

Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng sự nóng lên của đại dương và những thay đổi trong hóa học biển gây ra bởi sự hấp thụ lượng tử carbon dioxide khổng lồ đã gây hại cho đời sống đại dương và những người phụ thuộc vào nó

Cơ quan dầu khí ANP của Brazil đã ước tính khu vực này có thể chứa tới 14 tỷ thùng dầu, các nhà khoa học cho rằng số này có thể giải phóng 5,2 gigaton (Gt) carbon dioxide vào khí quyển.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đã tăng lên mức cao lịch sử 33,1 Gt vào năm ngoái. Các nhà khoa học nói rằng, chúng ta cần để lại ít nhất 80% trữ lượng nhiên liệu hóa thạch còn sót lại trên thế giới trong lòng đất để ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Tuần trước, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng sự nóng lên của đại dương và những thay đổi trong hóa học biển, gây ra bởi sự hấp thụ CO2, đang gây hại cho môi trường đại dương và những người phụ thuộc vào nó. “Sự thay đổi trong việc phân phối quần thể cá đã làm giảm tiềm năng đánh bắt toàn cầu,” theo Hội đồng này của UN.

“Các cộng đồng phụ thuộc nhiều vào hải sản có thể phải đối mặt với rủi ro đối sức khỏe dinh dưỡng và an ninh lương thực.”

Ruben, một ngư dân từ cộng đồng ven biển nhỏ Kali’na nói rằng anh lo sợ cho tương lai. “Tôi nghĩ nó [dầu] không tốt cho chúng tôi. Đó là những gì tôi nghĩ. Dầu khí rất nguy hiểm”, ông nói tại một điểm nghỉ của Esperanza.

Hoàng Nam dịch

Nguồn: https://phys.org/news/2019-10-scientists-unique-guiana-coral-reef.html