Top 20 loài mới phát hiện năm 2015

ThienNhien.Net – Trong khi mối đe dọa tuyệt chủng đang đến gần hơn bao giờ hết đối với nhiều loài, 2015 không hoàn toàn là một năm ảm đạm. Hàng nghìn loài mới đã được các nhà khoa học khám phá trong năm qua, trong đó nhiều loài lần đầu tiên được tìm thấy và xếp hạng. 74 loài bọ cánh cứng được phát hiện chỉ riêng tại khu vực núi lửa Hawai. Một vài loài khác như sói vàng Châu Phi được xác nhận là loài mới nhờ công nghệ phân tích gen cải tiến.

20 phát hiện loài mới tiêu biểu trong năm 2015 được tổng hợp và giới thiệu dưới đây:

1. Hai loài linh trưởng mới:

Khỉ cằm trắng: Được tìm thấy tại một khu vực hẻo lánh chưa được khám phá thuộc Tây Tạng, loài khỉ này đã được camera ghi hình lại với bộ phận sinh dục có hình dáng và mầu sắc khác biệt với 4 nhóm khỉ khác trong khu vực. Các nhà nghiên cứu đã phân loại và đặt tên loài này là khỉ cằm trắng (Macaca leucogenys) dựa vào những hình ảnh chụp được. Thế nhưng, các chuyên gia vẫn cần phân tích DNA để xác nhận lại sự khám phá tuyệt diệu với loài sinh vật này.

Loài khỉ cằm trắng mới phát hiện tại Tibet. (Ảnh: Cheng Li và cộng sự 2015)
Loài khỉ cằm trắng mới phát hiện tại Tibet. (Ảnh: Cheng Li và cộng sự)

Loài khỉ mới hiện đang bị đe dọa bởi các hoạt động săn bắn và xây dựng tại địa phương.

Khỉ titi nâu Urubamba: Từ lâu, nhà sinh vật học Jan Vernmeer đã nghi ngờ mẫu vật của một loài khỉ titi tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ bị xác định sai. Vì vậy trong năm 2013, ông đã thực hiện chuyến thám hiểm 6 tuần tại vùng Amazon trên lãnh thổ Peru để tìm kiếm phân loại nhận dạng chuẩn của chúng, và phát hiện thành công các cá thể của loài khỉ titi mới ven bờ tây sông Urubamba. Môi trường sống của loài khỉ titi nâu Urubamba (Callicebus urubambensis) vẫn chưa bị đe dọa, nhưng các hoạt động khai thác vàng và gỗ trái phép đang diễn ra tại phía đông khu vực này cũng là một mối đe dọa tiềm tàng.

Loài khỉ titi nâu Urubamba. (Ảnh: Proyecto Mono Tocón)
Loài khỉ titi nâu Urubamba. (Ảnh: Proyecto Mono Tocón)

2. 6 loài ếch có vuốt mới được tìm thấy tại Tiểu vùng Sahara, Châu Phi

Các nhà nghiên cứu ở miền tây và trung Tiểu vùng Sahara, Châu Phi đã khám phá ra 6 loài ếch có vuốt mới. Những loài này có thân dẹt và bộ phận thanh âm có thể phát ra tiếng kêu dưới nước, thường là chủ đề nghiên cứu của các nhà sinh học phát triển và nhiều mục đích nghiên cứu khác.

Một trong những loài ếch có vuốt mới phát hiện. (Ảnh: Vacute; Gvocaron)
Một trong những loài ếch có vuốt mới phát hiện. (Ảnh: Vacute; Gvocaron)

3. Loài ếch có khả năng biến đổi kết cấu da

Loài ếch mưa, tên khoa học là Pristimantis mutabilis có khả năng thay đổi kết cấu da đã được tìm thấy ở phía trung bắc Ecuador. Chỉ nhỏ hơn ¼ tờ 1USD, loài này có thể biến lớp da thành nhẵn bóng hoặc gai góc tùy vào môi trường xung quanh nó. Do động vật lưỡng cư thường được xếp loại phụ thuộc vào kết cấu da, việc biến mất và tái xuất hiện các cấu trúc gai trên da ếch có thể thay đổi cách thức phân loại truyền thống đó.

6 giai đoạn biến đổi của một chú ếch mưa từ 0s đến 330s. (Ảnh: Tạp chí Zoological)
6 giai đoạn biến đổi của một chú ếch mưa từ 0s đến 330s. (Ảnh: Tạp chí Zoological)

4. Loài sói vàng Châu phi

Tổng số loài sói trên thế giới đã tăng lên 36 loài với khám phá mới: Sói vàng Châu Phi (Canis anthus). Trước đó, loài này được xếp cùng nhóm chó rừng vàng. Tuy nhiên, các nhà phân tích gen đã phát hiện loài này có nhiều điểm chung hơn với sói xám và chó sói đồng cỏ. Đây là loài sói đầu tiên được phát hiện tại Châu Phi trong vòng 150 năm qua.

Một chú chó rừng vàng chụp tại Israel. (Ảnh: Eyal Cohen)
Một chú chó rừng vàng chụp tại Israel. (Ảnh: Eyal Cohen)

5. Loài chuột ăn thịt khổng lồ có lông mu dài

Tại một khu vực hẻo lánh của trên núi Dako, hòn đảo Sulawesi thuộc Indonesia, các nhà khoa học đã khám phá ra một loại gặm nhấm lạ – loài chuột chù với lông mu đặc biệt dài. Nhóm đã đặt tên loài này là Hyorhinomys stuempkei.

Loài chuột mõm lợn. (Ảnh: Bảo tàng Victoria)
Loài chuột mõm lợn. (Ảnh: Bảo tàng Victoria)

6. Hàng trăm loài mới ở bờ Đông dãy Himalaya

Năm vừa qua, các nhà nghiên cứu từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã công bố báo cáo tổng hợp hơn 200 loài mới được các nhà khoa học phát hiện ở bờ Tây dãy Himalaya trong những năm gần đây. Trong đó, nổi bật là loài cá đầu rắn siêu nhỏ được tìm thấy ở phía tây Bengal, Ấn Độ, có thể sống trên cạn đến 4 ngày, loài rắn lục “kim cương” hay ếch mắt xanh…

Cá đầu rắn. (Ảnh: Henning Strack Hansen)
Cá đầu rắn. (Ảnh: Henning Strack Hansen)

7. Loài rùa khổng lồ đảo Galapagos mới

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã lầm tưởng hai quần thể rùa khổng lồ đảo Galapagos sống hai phía đảo Santa Cruz cùng thuộc loài Chelonoidis porteri. Nhưng một phân tích mới đây đã tiết lộ 2 quần thể này thuộc 2 loài hoàn toàn khác nhau. Trong khi loài Chelonoidis porteri sống phía Tây hòn đảo đang bùng nổ về số lượng với khoảng 2.000 cá thể, thì quần thể sống ở bờ Tây được đặt tên mới Chelonoidis donfaustoi chỉ còn khoảng 250 cá thể. Sau khi được xác định là loài mới, quần thể này có thể nhận được hỗ trợ bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

Loài rùa phía đông đảo Santa Cruz. (Ảnh: Wikimedia Commons CC BY-SA 2.0)
Loài rùa phía đông đảo Santa Cruz. (Ảnh: Wikimedia Commons CC BY-SA 2.0)

8. 74 loài bọ cánh cứng mới trên quần đảo Hawaii

Trong phạm vi núi lửa Haleakala thuộc đảo Maui, Hawaii, nhà nghiên cứu James Liebherr từ Đại Học Cornell đã khám phá ra 116 loài bọ cánh cứng lưng tròn, trong đó có tới 74 loài mới thuộc họ Mecyclothorax. Điều kì diệu không chỉ là việc phát hiện tới 74 loài mới, mà còn ở chỗ tất cả các loài này được tìm thấy chỉ trên 1 ngọn núi lửa.

Một trong 74 loài bọ cánh cứng mới được tìm thấy. (Ảnh: Liebherr)
Một trong 74 loài bọ cánh cứng mới được tìm thấy. (Ảnh: Liebherr)

9. Cá rồng biển Ruby

Bên ngoài khơi bờ biển phía Nam Australia, các nhà khoa học đã khám phá ra họ hàng của loài cá ngựa biển – một chú cá rồng mầu đỏ tươi, được đặt tên là Cá rồng biển Ruby (Phyllopteryx dewysea). Cá rồng biển Ruby được bổ sung vào họ cá rồng biển mới chỉ có hai loài được biết đến cho tới nay: Cá rồng biển thân lá (Phycodurus eques) và cá rồng biển thân cỏ (Phyllopteryx taeniolatus).

Một mẫu cá rồng biển ruby thu thập năm 2007. (Ảnh: Bảo tàng Western Australia)
Một mẫu cá rồng biển ruby thu thập năm 2007. (Ảnh: Bảo tàng Western Australia)

10. Hơn 100 sinh vật biển mới tại Philippin

Một cuộc khám phá đáy đại dương của các nhà khoa học người Mỹ và Philippin tại Hành lang Đảo Verde, Philippin, đã khám phá ra khoảng 100 loài động vật chân tơ, nhím biển và lớp chân bụng mới. Nổi bật hơn cả là 40 loài ốc sên biển có độc, vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu dược phẩm sinh học. Hầu hết các loài mới chưa được khám phá do hạn chế công nghệ kĩ thuật trong các chuyến khám phá trước, theo tiết lộ của nhà nghiên cứu Terry Gosliner, Học viện Khoa học California.

Loài chân bụng sặc sỡ thuộc họ Halgerda. (Ảnh: Viện Khoa học California)
Loài chân bụng sặc sỡ thuộc họ Halgerda. (Ảnh: Viện Khoa học California)

11. Cá heo Omura tìm thấy còn sống trong tự nhiên

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên tìm thấy các cá thể còn sống của loài cá heo Omura, loài cá mới chỉ được biết đến qua mẫu vật cổ. Theo một nghiên cứu mới được công bố năm qua, loài cá heo quý hiếm Omura đã được bắt tổng cộng 44 lần, khi chúng đang ăn các sinh vật phù du, nổi lên mặt nước và đi đại tiện. Thế nhưng thông tin về sinh vật này còn quá ít nên công tác bảo tồn còn chưa được xác định.

Tấm ảnh chưa từng có của cá heo Omura. (Ảnh: Cerchio và cộng sự)
Tấm ảnh chưa từng có của cá heo Omura. (Ảnh: Cerchio và cộng sự)

12. Loài tôm nhiều mầu sắc mới được tìm thấy trong quầy bán thú cảnh

Sau khi quan sát vài cá thể tôm mầu đỏ, trắng và xanh trong một cửa hàng bán thú cảnh tại Nhật Bản, nhà nghiên cứu độc lập Christian Lukhuap đã lần tới các nhánh sông ở miền Tây Papua hẻo lánh tại Indonesia, thu thập một vài mẫu vật và đưa ra bản mô tả sinh vật này trên Tạp chí Zookeys. Sinh vật mà con đực có mầu sáng hơn con cái này được đặt tên là Cherax pulcher (pulcher theo tiếng Latin có nghĩa là xinh đẹp). Tuy nhiên, các hoạt động săn bắt loài này để kinh doanh là không hề bền vững, dễ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

Một chú tôm Cherax pulcher đực. (Ảnh: Christian Lukhuap)
Một chú tôm Cherax pulcher đực. (Ảnh: Christian Lukhuap)

13. Cá mập đèn lồng Ninja

Loài cá mập Etmopterus benchleyi được đặt theo tên nhà khoa học Peter Benchley. Cá mập đèn lồng được tìm thấy đầu tiên ở ngoài khơi Trung Mỹ, sở hữu lớp da đen tuyền với các tế bào đặc biệt có thể phát sáng trong bóng tối. Cái tên quen thuộc – Cá mập Ninja – xuất phát tình cờ từ một cuộc trò chuyện giữa trưởng nhóm nghiên cứu với người cháu 8 tuổi.

Cá mập Ninja dài tối đa 1m. (Ảnh: Vicky Vásquez)
Cá mập Ninja dài tối đa 1m. (Ảnh: Vicky Vásquez)

14. Loài cá cần câu Ceratioid mới

Các nhà khoa học đã khám phá ra loài vật chưa từng thấy trước đó thuộc giống cá cần câu Ceratioid dưới vùng biển sau phía bắc Vịnh Mexico. Sinh vật kì dị này có một cấu trúc dài và góc cạnh với phần đầu giống như một chiếc cần câu cá. Chúng dùng cấu trúc này để nhử con mồi bơi vào bộ hàm của mình. Loài cá cần câu mới có tên Genus Lasiognathus Regan sống hoàn toàn trong bóng tối, ở độ sâu 1000-1500m.

Loài cá cần câu mới. (Ảnh: Pietsch và Sutton)
Loài cá cần câu mới. (Ảnh: Pietsch và Sutton)

15. Cá thể rùa biển phát sáng đầu tiên được khám phá gần quần đảo Solomon

Năm vừa qua, các nhà khoa học tiết lộ đã nhìn thấy cá thể rùa biển đầu tiên phát sáng trong bóng tối. Trong khi ghi lại hình ảnh dãy san hô phát ra ánh sáng huỳnh quang ngoài khơi đảo Solomon, nhà khám phá David Gruber của Tạp chí National Geographic đã nhìn thấy chú đồi mồi biển cũng đang phát sáng. Tại sao những chú rùa này lại có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang sinh học vẫn còn là điều bí ẩn do rất khó có thể tiến hành nghiên cứu khi số lượng loài đồi mồi biển đang giảm sút trên toàn thế giới.

Chú rùa phát sáng. (Hình ảnh cắt ra từ video, kênh National Geographic)
Chú rùa phát sáng. (Hình ảnh cắt ra từ video, kênh National Geographic)

16. Loài thực vật ăn thịt mới khám phá trên Facebook

Một loài cây ăn thịt khổng lồ mới được khám phá sau khi một nhà nghiên cứu nghiệp dư đăng hình ảnh chụp trên một đỉnh núi tại bang Minas Gerais, Brazil trên Facebook. Các chuyên gia đặt tên cho loài này là Drosera magnifica – Gọng vó lộng lẫy (magnificient), loài cây ăn thịt lớn thứ hai tại Châu Mỹ. Đây là loài thực vật đầu tiên được ghi nhận thông qua hình ảnh trên mạng xã hội.

Loài Gọng vó ăn thịt khổng lồ. (Ảnh: Paulo Gonelia| Wikimedia Commons)
Loài Gọng vó ăn thịt khổng lồ. (Ảnh: Paulo Gonelia| Wikimedia Commons)

17. Các giống cây họ cà phê mới tại nước Cộng hòa Honduras đang trong tình trạng cực kì nguy cấp

Trong một cuộc triển lãm cây xanh tại Công viên Quốc gia Cusuco tại phía tây bắc Honduras, các nhà thực vật học đã khám phá ra hai loài cây chưa từng được biết đến. Chúng cao khoảng 10m, có hoa mầu kem và quả giống sơ-ri. Các chuyên gia xác nhận hai loài trên thuộc họ cà phê (Rubiaceae) và đặt tên cho chúng là Sommera cusucoana do mới chỉ biết đến địa danh nơi tìm thấy chúng (Công viên Quốc gia Cusuco). Loài này chưa được tìm thấy ở nơi nào khác trong Công viên, do đó được đề xuất xếp loại “cực kì nguy cấp.”

Loài Sommera cusucoana. (Ảnh: Lorence và cộng sự)
Loài Sommera cusucoana. (Ảnh: Lorence và cộng sự)

18. Hai giống đậu mới có hoa mầu xanh

Nhóm nghiên cứu khoa học Outramps đã khám phá ra hai giống đậu mới có hoa mầu xanh rất đẹp tại tỉnh Western Cape, Nam Phi. Các chuyên gia từ trường Đại học Cape Town sau đó đã xác nhận đây là hai thành viên mới của họ đậu Psoralea. Hai giống đậu mới Psoralea diturneraeP. vanberkelae được đặt theo tên những người khám phá ra chúng.

Loài Psoralea diturnerae được đặt theo tên của trưởng nhóm nghiên cứu - Diane. (Ảnh: Bello và cộng sự)
Loài Psoralea diturnerae được đặt theo tên của trưởng nhóm nghiên cứu – Diane. (Ảnh: Bello và cộng sự)

19. Tên nhà Phát thanh viên kì cựu David Attenborough được đặt cho một loài thực vật mới

Các nhà khoa học đến từ Gabon và Pháp đã khám phá ra một giống hoa mới thuộc họ Mãng Cầu và đặt tên giống cây là Sirdavidia để vinh danh David Attenborough, phát thanh viên kiêm nhà tự nhiên học người Anh, người đã có 60 năm cống hiến cho chương trình về lịch sử tự nhiên. Tên ông chưa từng được đặt cho bất cứ loài thực vật nào, ám chỉ những loài cây mới này cũng cực kì hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp.

010215_loaimoi20

20. Khám phá ra hai loại thực vật mới chỉ có ở Singapore

Các nhà sinh vật học tại Vườn Thực vật Singapore đã khám phá ra hai loài cỏ có hoa mới trong các khu rừng đất thấp tại Singapore. Hai loài mới được đặt tên là Hanguana rubineaHanguana triangulata, có quả mầu đỏ và trắng – hai mầu sắc chủ đạo của quốc kì Singapore. Bộ trưởng Bộ phát triển Quốc gia Singapore, ông Khaw Boon Wan, khẳng định đây chính là “món quà của tự nhiên” dành cho lễ kỉ niệm 50 năm của Singapore. Cả hai loài mới này đều đang trong tình trạng cực kì nguy cấp.

Món quà từ thiên nhiên của Singapore đang cực kì nguy cấp. (Ảnh: nparks.gov.sg)
Món quà từ thiên nhiên của Singapore đang cực kì nguy cấp. (Ảnh: nparks.gov.sg)