Những nỗ lực cho các khu bảo tồn

ThienNhien.Net – Những điểm nóng về đa dạng sinh học thường nhận được nhiều sự quan tâm và các nỗ lực bảo vệ. Mới đây, các nhà khoa học từ trường đại học California San Diaego của Mỹ (UCSD) đã thực hiện một cuộc điều tra xem các giải pháp bảo tồn hiện nay có phù hợp với xu hướng môi trường đang thay đổi hay không.
 
Nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng nhu cầu bảo tồn trong tương lai sẽ thay đổi theo vùng địa lý, ví như các vùng nhiệt đới thì có tính đa dạng sinh học cao song nghèo về tài nguyên, do đó cần phải bảo vệ chúng.

Nhóṃ phân tích 4 mô hình biến đổi khí hậu và sử dụng đất đến năm 2100. Kết quả cho thấy vùng nhiệt đới như Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất và điều này sẽ còn tiếp diễn, còn vùng nhiệt đới ở châu Phi từng được cho rằng ít bị tác động hơn nhưng nay cũng trong tình trạng bị đe dọa.

Walter Jetz, chuyên gia sinh vật học của UCSD và cũng là một tác giả của nghiên cứu nhận xét: “Phương pháp truyền thống để lựa chọn những khu vực ưu tiên bảo vệ (12% diện tích của bề mặt trái đất) dựa trên những mối đe dọa trong quá khứ. Về ngắn hạn cách tiếp cận này không hoàn toàn sai song về dài hạn 50 – 100 năm thì có vấn đề vì môi trường biến đổi chứ không ổn định.”

Các nhà nghiên cứu cũng tán thành xu hướng dịch chuyển các nguồn tài nguyên bảo tồn theo hướng Bắc – Nam. “Biến đổi khí hậu đã vượt qua ranh giới về chính trị và địa lý. Cần phải phối hợp các nỗ lực để bảo tồn tính đa dạng sinh học toàn cầu” – Jetz nói.

Georgina Mace, cán bộ Trung tâm Sinh thái và Dân số, thuộc một trường đại học ở LonDon khẳng định thêm rằng sẽ không thể tạo ra bất cứ một sự ứng phó nhạy bén nào nếu thiếu đi sự phối hợp giữa các quốc gia, sự chia sẻ tài nguyên, kỹ năng và kiến thức”.

William Laurence, một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama nhận xét: “Rõ ràng hiểm họa lớn nhất cho đa dạng sinh học toàn cầu là sự tàn phá tràn lan các khu rừng nhiệt đới, và việc những nước giàu hơn tham gia giải quyết nhiều gánh nặng kinh tế để bảo tồn các hệ sinh thái quý giá này là cực kỳ cần thiết”.