RÁC mà KHÔNG phải RÁC!
Theo thống kê của dự án OPTOCE, toàn thế giới đã thải ra môi trường 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa trong năm 2015, trong đó, chỉ 9% được tái chế, 12% đốt và 79% chôn lấp. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn thì tới năm 2050, môi trường sẽ phải hướng chịu gần 12 tỷ tấn rác nhựa thải. Chỉ tính riêng trong năm 2019, hơn 96 triệu người Việt tiêu thụ tới 4,7 triệu tấn nhựa.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia phát trển trên thế giới, rác thải nhựa được coi là nguồi tài nguyên mới, là người bạn chứ không còn là kẻ thù.
Ở Phần Lan, việc đốt các loại rác thải rắn với công nghệ mới có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường, giảm phát tán khí CO2, cung cấp nguồn năng lượng sạch phục vụ cho lưới điện quốc gia. Đồng thời, khâu phân loại các kim loại tái chế trước khi đốt còn giúp giảm lượng tro bay và tro đáy, tránh gây ô nhiễm không khí.
Ở Na Uy, rác thải nhựa được sử dụng để thay thế cho than đá. Na Uy đã thay thế sử dụng than đá bằng rác thải nhựa cho các nhà máy xi măng từ 30 năm trước. Kết quả thu được đã giúp Na Uy trở thành một trong những quốc gia xanh, sạch nhất thế giới.
Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đốt và chôn lấp rác là các phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí thấp, hạn chế về kỹ thuật công nghệ nên lượng khí thải phát ra từ quá trình đốt đã gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt tạo ra khí dioxin gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và các loài động vật.
Giải quyết vấn đề này, mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thử nghiệm thành công công nghệ biến rác thành điện và phân bón carbon organic dành riêng cho Việt Nam. Theo đó, công nghệ chuyển hóa rác thải thành điện năng và carbon organic là công nghệ khí hóa đa nhiên liệu trong điều kiện thiếu oxy. Với công nghệ này, rác được cắt nhỏ trên băng chuyền và tách biệt riêng ra thành 2 dòng vật chất. Dòng vật chất thứ nhất là nước và những vật chất dễ phân hủy (thường gây mùi và kéo theo côn trùng), chúng được trộn lẫn với than carbon để tạo ra carbon organic (100% hữu cơ), có thể sử dụng làm sản phẩm phân bón trong tương lai.
Dòng vật chất thứ hai là xơ bã rác, trong quá trình xử lý sẽ được trộn với đất, cát, đá, sắt, nylon… sấy giảm ẩm 20 - 25%, sau đó ép thành viên hoặc kiện rồi đưa vào lò khí hóa đa nhiên liệu, sản xuất thành khí tổng hợp. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này sẽ giúp phát điện và tạo than carbon.
Các vật chất vô cơ (không cháy được có trong rác) được sử dụng như một thành phần giữ nhiệt trong lò và tham gia quá trình phản ứng nhiệt nhằm trung hòa, hấp thụ các khí không mong muốn để trở thành các chất khoáng tự nhiên trong điều kiện thiếu Oxygen.
Như vậy, nếu công nghệ này được áp dụng hành công trên thực tế thì sẽ không còn nước rác phải xử lý, không còn chất thải rắn phải chôn lấp và không phát thải khí, khói bụi ra môi trường. Từ những phương án khắc phục đó, niềm hy vọng biến rác thải trở thành nguồn năng lượng có ích, thành một người bạn thân thiện sẽ không còn trở nên xa vời nữa.
Trong video là cách người Singapore xử lý rác vô cùng sạch, ít ảnh hưởng nhất tới môi trường và hệ sinh thái. ... Xem thêmThu nhỏ
Video
VECCA - Một nỗ lực của #vusta, #PanNature và nhiều tổ chức khác để giúp Việt Nam sớm hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (SDGs) 💪💪💪☘ [Thành viên VECCA]
Trung tâm Con người và Thiên nhiên (People and Nature Reconciliation) ☘
✅ Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là một tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
✅ PanNature hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường.
Gia nhập Liên minh Môi trường và Biến đổi khí hậu VECCA, hy vọng rằng Pan Nature sẽ là một tổ chức thành viên tích cực trong liên minh và đưa ra nhiều đóng góp, giải pháp mới cho các vấn đề về môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam.
✍ Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) PanNature đang theo đuổi:
SDG11: Thành phố & Cộng đồng bền vững
SDG12: Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm
SDG13: Hành động bảo vệ khí hậu
SDG15: Cuộc sống trên mặt đất ... Xem thêmThu nhỏ
Photo
NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI ĐAU KHỔ CỦA CHÚ VOI BẢO MẪU 59 TUỔI
Ngày 11/12, Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết cá thể voi cái tên là H’Băn Nơm (59 tuổi) vừa qua đời tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk do bị bệnh răng miệng nhiều tháng, rụng răng không ăn uống được.
Trong thời gian qua, như bao cá thể voi nhà ở Đắk Lắk, voi H’Băn phải tham gia làm du lịch trong nhiều năm trời. Đến khi những cá thể voi già yếu, nài voi sẽ đưa voi về nhà chăm sóc.
Được biết, cá thể voi H’Băn chính là voi “bảo mẫu” đầu tiên ở Việt Nam được lựa chọn để chăm sóc cho một cá thể voi nhà khi mang thai. Khi voi H’Ban Nang - voi nhà đầu tiên ở Tây Nguyên, mang thai thành công, H’Băn đã được lựa chọn làm voi bảo mẫu chăm sóc và đỡ đẻ cho voi H’Ban Nang. Tiếc rằng đến ngày sinh, voi H’Ban Nang đã để voi con chết lưu trong bụng. ... Xem thêmThu nhỏ
Video
CÁ NHÀ TÁNG CHẾT VỚI HƠN 1 TẠ RÁC TRONG BỤNG
Con cá voi bị mắc kẹt trên bãi biển ở Scotland khi vẫn còn sống và đã chết trong khoảng 48 giờ sau đó. Các chuyên gia tìm thấy một điều khủng khiếp: con vật chết với khoảng 220 lbs. (100 kg) rác trong dạ dày.
Cá nhà táng đực trẻ (Physeter macrocephalus) dạt vào bờ vào ngày 28-11 tại bãi biển Luskentyre ở đảo Outer Hebrides của Scotland. Nó đã chết sau đó, đại diện của Chương trình Động vật biển Scotland (SMASS) đã thông báo trên Facebook vào ngày 1-12.
Theo bài viết, trong bụng con cá voi nặng 20 tấn, có một khối tròn như một quả bóng gồm lưới đánh cá, bó dây thừng, ống và rác nhựa, “và một số thứ trong đó dường như đã nằm trong dạ dày cá một thời gian”.
Các nhà nghiên cứu và các tình nguyện viên của SMASS thu thập và phân tích dữ liệu về các sinh vật biển bị dạt lên bờ dọc theo biển Scotland, bao gồm 790 hòn đảo và dài gần 12.000 dặm (19.000 km). Bằng cách thực hiện các vụ điều tra thi thể của sinh vật biển bị mắc cạn như cá mập, cá heo, cá heo, rùa biển và hải cẩu, cá voi, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn các điều kiện sinh học và môi trường dẫn đến mắc cạn.
Theo bài báo, dù lượng rác bên trong cá voi là “khủng khiếp”, con vật dường như có sức khỏe tốt và không bị suy dinh dưỡng. Có vẻ như “quả bóng rác” đã cản trở quá trình tiêu hóa, nhưng các chuyên gia của SMASS đã không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các mảnh vụn ăn vào đã chặn đường ruột của cá voi.
www.thiennhien.net/2019/12/10/mot-ta-rac-duoc-tim-thay-trong-bung-ca-voi-bi-chet/ ... Xem thêmThu nhỏ
Photo