Nơi hồi sinh tê giác trắng phương nam khiến số lượng tăng 340 lần

Công viên Hluhluwe Imfolozi đã trở thành “Công viên Thông minh” đầu tiên ở châu Phi, được trang bị công nghệ hiện đại để bảo vệ tê giác trắng phương nam khỏi những kẻ săn trộm.

Tê giác trắng phương nam đã từng đứng trước bờ vực tuyệt chủng và cũng đã được hồi sinh trở lại, nhưng ngay cả khi nó vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi những kẻ săn trộm, sự sống sót của nó chủ yếu nhờ vào công việc bảo tồn của công viên Hluhluwe Imfolozi (HiP) ở KwaZulu-Nata, South Africa.

Vào cuối thế kỷ 19, tê giác trắng phương nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì thú vui săn bắn. Tuy nhiên, đến năm 2011, số lượng cá thể loài này đã tăng từ dưới 50 lên đến hơn 17.000 và chủ yếu tại HiP.

Không may rằng, một mối hiểm hoạ nổi lên trong một thập niên trở lại đây, khi những kẻ săn trộm bắt đầu săn bắt tê giác để lấy sừng.

Dù có cấu tạo từ keratin, một chất protein được tìm thấy trong tóc, móng tay và móng guốc động vật, sừng tê giác từ lâu đã được coi là một nguyên liệu thuốc truyền thống ở các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam. Và nó đã trở nên phổ biến trong tầng lớp giàu có ở châu Á thời gian gần đây.

“Nó đáng giá rất nhiều tiền”, Sawers bổ sung. “Thậm chí còn đắt giá hơn cả vàng… Nhu cầu về sừng tê giác rất lớn, đe doạ nghiêm trọng đến số lượng tê giác hiện tại”.

Kết quả là, công viên bảo tồn thiên nhiên hoang dã lâu đời nhất châu Phi đang phải đấu tranh một lần nữa để bảo vệ những chú tê giác.

Trong khi các kiểm lâm ở đây từ lâu đã được huấn luyện để đối phó với những kẻ săn thịt thú rừng dùng giáo và dao rựa, những kẻ săn trộm được trang bị súng là mối đe doạ tương đối mới.

Mua bán sừng tê giác quốc tế đã bị ban lệnh cấm nhiều năm nay, nhưng những kẻ săn trộm có thể thu được một số tiền lớn khi giao dịch qua chợ đen.

“Có một khoảng thời gian mà tất cả mọi người đều nghĩ rằng tê giác không thể sống sót vì nạn săn bắt trộm”, theo Tumelo Matjekane, quản lý một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ thiết lập các khu bảo tồn ở Nam châu Phi.

Để chống lại các băng nhóm tội phạm, HiP đã trở thành “Công viên Thông minh” đầu tiên ở châu Phi. Công nghệ giám sát tích hợp, bao gồm hàng rào thông minh, được lắp đặt để phòng vệ cùng với bẫy camera để thu hút sự chú ý của kẻ xâm nhập.

Mỗi tháng có đến 10 đến 15 chú tê giác bị bắt trước khi những biện pháp mới được áp dụng.

“Chúng tôi coi đây là một cuộc chiến”, Sawers giải thích. “Do đó, trong bất cứ cuộc chiến nào, phản ứng và phát hiện nhanh chóng là chìa khoá thành công”.

Công viên thậm chí còn có một cơ sở thu thập thông tin tình báo, là nơi theo dõi thông tin được thu thập từ các camera. Họ còn dùng cả trực thăng trong trường hợp cần tiếp cận khu vực mục tiêu nhanh chóng.

Công nghệ tiên tiến đó đã ngốn hàng nghìn USD được tài trợ cho chương trình bảo vệ tê giác, tuy nhiên thành quả của nó khiến các nhà lãnh đạo rất hài lòng. Công cuộc vây bắt kẻ xâm nhập chỉ tốn 15 phút chuẩn bị, với 8 phút triển khai sau khi đèn xanh báo động được bật và 7 phút để tiếp cận mục tiêu.

“Việc bảo tồn tê giác trắng phía Nam là rất quan trọng”, Sawers nói thêm. “Chúng tôi không thể để chúng biến mất. Thật quá khủng khiếp khi nghĩ đến điều đó”.

Nguồn: