Con người không nên đổ lỗi cho dơi về virus corona

Ẩn mình, sống về đêm, số lượng lại nhiều, dơi là một nguồn tiềm năng của virus corona. Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại nhất trí rằng dơi không nên bị đổ lỗi cho việc lây truyền căn bệnh đang thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người. Ngược lại, thủ phạm chính là con người.

Dơi có thể là nguồn của virus corona nhưng một số nhà khoa học cho rằng con người mới phải chịu trách nhiệm về việc bênh dịch lây lan.

Các nhà động vật học và chuyên gia về bệnh tật cho rằng những thay đổi trong hành vi của con người bao gồm việc hủy hoại môi trường sống tự nhiên cùng số lượng lớn người dịch chuyển nhanh trên trái đất đã cho phép những căn bệnh từng bị nhốt chặt trong tự nhiên nhanh chóng xâm nhiễm vào con người.

Giới khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc virus này, và sẽ chỉ có thể chứng minh nguồn gốc của nó nếu họ phân lập được virus sống trong một loài bị nghi ngờ. Một nhiệm vụ khó khăn.

Nhưng những virus cực kỳ giống với virus gây ra Covid-19 đã được phát hiện ở dơi lá mũi Trung Quốc. Điều này đặt ra những câu hỏi cấp bách về việc căn bệnh này di chuyển từ các cộng đồng dơi – thường không bị con người chạm tới – và lây lan khắp trái đất bằng cách nào. Câu trả lời cho thấy sự cần thiết phải suy nghĩ lại về cách chúng ta đối xử với hành tinh.

Theo các nhà khoa học, dơi là loài động vật có vú duy nhất biết bay, cho phép chúng lây lan với số lượng lớn từ một cộng đồng trên khắp một khu vực rộng. Có nghĩa là dơi có thể chứa một số lượng lớn mầm bệnh hoặc bệnh tật. Bay cũng đòi hỏi dơi thực hiện một lượng lớn hoạt động nên hệ thống miễn dịch của chúng trở nên rất chuyên biệt.

Andrew Cunningham, Giáo sư Dịch tễ học động vật hoang dã thuộc Hiệp hội Động vật học London cho biết “khi bay, nhiệt độ cơ thể của dơi đạt cao nhất, tương tự cơn sốt. Dơi bay ít nhất hai lần một ngày khi chúng đi kiếm ăn và sau đó quay về. Vì vậy, mầm bệnh đã tiến hóa ở dơi để chịu được những đỉnh nhiệt cơ thể này”.

Mầm bệnh từ dơi có thể chịu được nhiệt độ cơ thể cao, vì thế sốt không có tác dụng như cơ chế phòng vệ.

Cunningham cho hay điều đó làm phát lộ một vấn đề tiềm tàng khi những căn bệnh này xâm nhập vào một loài khác. Ví dụ ở người, sốt là một cơ chế phòng vệ được thiết kế để tiêu diệt virus. Một loại virus đã tiến hóa ở dơi có thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cơ thể cao hơn.

Nhưng tại sao bệnh lan truyền ở nơi khởi đầu? Câu trả lời đó có vẻ đơn giản hơn và liên quan đến một cụm từ xa lạ mà chúng ta sẽ phải làm quen, vì nó là một từ đã thay đổi cuộc sống của chúng ta – “lan tràn bệnh kí sinh” hoặc lây truyền.

“Nguyên nhân cơ bản của lây truyền kí sinh từ dơi hoặc từ các loài hoang dã khác hầu như luôn luôn được chứng minh là hành vi của con người. Hoạt động của con người đang gây ra điều này”.

Khi một cá thể dơi bị căng thẳng do bị săn bắn hoặc sinh cảnh bị phá hủy do nạn phá rừng, hệ miễn dịch của nó bị thách thức và khó đối phó với mầm bệnh nó mắc phải.

“Chúng tôi tin rằng tác động của căng thẳng đối với dơi không kém gì như với con người”, Cunningham nói.

“Căng thẳng sẽ khiến lây nhiễm gia tăng và bị bài tiết bị loại bỏ. Tương tự như khi mọi người bị căng thẳng và nhiễm vi rút gây lở môi, họ sẽ bị lở môi. Đó là vi rút được “biểu hiện”. Điều này cũng có thể xảy ra ở dơi”.

Ở nơi có khả năng khởi nguồn virus – cụ thể là chợ tươi sống Vũ Hán, Trung Quốc, động vật hoang dã bị nhốt và bán làm đặc sản hoặc thú cưng, một hỗn hợp đáng sợ của virus và các loài khác có thể hình thành.

“Nếu chúng bị chuyển đến hoặc nhốt ở các chợ gần với động vật khác hoặc con người thì có khả năng những virus đó đã bị phát tán với số lượng lớn”. Cunningham nhấn mạnh rằng những động vật trong một cái chợ như vậy dễ bị nhiễm bệnh hơn vì chúng cũng bị căng thẳng.

“Chúng ta đang tăng cường vận chuyển động vật để làm thuốc, để là thú cưng, để ăn ở quy mô mà chúng ta chưa từng có trước đây”, theo Kate Jones, Chủ tịch Sinh thái học và Đa dạng sinh học thuộc Đại học College London nói.

“Chúng ta cũng đang hủy hoại sinh cảnh của chúng thành những cảnh quan do con người thống trị hơn. Động vật đang trộn lẫn theo những cách kỳ dị chưa từng xảy ra trước đây. Vì vậy, trong một khu chợ tươi sống, bạn sẽ thấy cả mớ động vật chồng chất lên nhau trong chuồng”.

Cunningham và Jones đều chỉ ra một yếu tố có thể khiến các trường hợp hiếm hoi lây truyền kí sinh có thể biến thành vấn đề toàn cầu trong vài tuần.

“Truyền nhiễm từ động vật hoang dã sẽ xảy ra là mang tính lịch sử nhưng người bị nhiễm bệnh có thể đã chết hoặc hồi phục trước khi tiếp xúc với một nhiều người khác trong thị trấn hoặc trong thành phố”, Cunningham nói.

“Bây giờ tràn ngập phương tiện giao thông cơ giới hóa và máy bay, bạn có thể đến một khu rừng ở Trung Phi hôm nay rồi ngày mai đã ở một thành phố như trung tâm Luân Đôn”.

Jones đồng ý. “Bất kỳ sự lây truyền nào bạn có thể có trước đây đều được phóng đại bởi thực tế là có quá đông con người và chúng ta kết nối rất tốt”.

Có hai bài học đơn giản nhân loại có thể học và phải học nhanh.

Đầu tiên, dơi không đáng trách, và thực sự còn mang lại giải pháp. “Thật dễ dàng để chĩa mũi dùi vào các loài vật chủ. Nhưng thực ra, chính cách chúng ta tương tác với chúng đã dẫn đến mầm bệnh làm lây lan đại dịch”, Cunningham nói.

Ông nói thêm rằng hệ miễn dịch của dơi vẫn chưa được hiểu nhiều và có thể cung cấp manh mối quan trọng. “Hiểu cách dơi đối phó với những mầm bệnh này có thể dạy chúng ta cách đối phó nếu mầm bệnh lây truyền sang người.”

Hơn hết, những căn bệnh như virus corona có thể tồn tại khi loài người gia tăng và lan tỏa đến những nơi trước đây không có gì. Cunningham và Jones đồng ý rằng điều này sẽ giúp thay đổi hành vi của con người trở nên dễ dàng hơn so với việc phát triển một loại vắc-xin đắt tiền cho mỗi chủng vi-rút mới.

Các virus corona có lẽ là dấu hiệu rõ ràng, không thể chối cãi đầu tiên của loài người rằng thiệt hại môi trường cũng có thể nhanh chóng giết chết con người. Và nó cũng có thể tái diễn vì những lý do tương tự.

“Có hàng chục ngàn [virus] chưa được phát hiện. Những gì chúng ta thực sự cần làm là hiểu các điểm kiểm soát quan trọng đối với lây truyền bệnh kí sinh từ động vật hoang dã và ngăn chặn ngay từ đó. Đấy là cách hiệu quả nhất để bảo vệ con người”, theo Cunningham.

Jones cho rằng virus “đang gia tăng bởi có quá nhiều người và chúng ta kết nối với nhau. Cơ hội [lây nhiễm sang con người] là cao hơn vì chúng ta đang làm suy giảm những cảnh quan này. Hủy hoạt sinh sảnh là nguyên nhân thì hồi phục cảnh quan là giải pháp”.

Bài học cao nhất là gây thiệt hại với hành tinh cũng có thể gây thiệt hại cho con người nhanh chóng và nghiêm trọng hơn so với những thay đổi dần dần qua các thế hệ từ biến đổi khí hậu.

“Không ổn khi biến một khu rừng thành nơi trồng trọt mà không hiểu tác động lên khí hậu, lưu trữ carbon, phát sinh dịch bệnh và nguy cơ lũ lụt. Bạn không thể làm những điều đó một cách riêng biệt mà không nghĩ về những gì điều đó gây ra cho con người”, Jones nói.

Nhật Anh (Theo CNN)

Nguồn: