Chai nhựa – mối đe dọa lớn nhất cho đường thủy

Theo một báo cáo mới đây, chai nhựa, mảnh vụn xả ra do thói quen vứt bỏ đồ đựng nước và nước ngọt là những mặt hàng ô nhiễm nhựa phổ biến nhất ở các tuyến đường thủy châu Âu.

Bao bì thực phẩm là mặt hàng ô nhiễm nhựa lớn thứ hai ở các dòng sông, sau đó là tàn thuốc lá. Tất cả các loại rác thải này có thể gây ra vấn đề đối với động vật hoang dã và cá, và khó có thể dọn sạch một khi chúng tìm được đường xuống nước.

Theo báo cáo Plastic Rivers của Viện Earthwatch châu Âu và Plastic Oceans Vương quốc Anh, người tiêu dùng nên nhận thức rõ hơn về những việc họ có thể làm để ngăn chặn sự tắc nghẽn của đường thủy, từ việc sử dụng tăm bông với que giấy đến lau khăn ướt thay vì xả chúng, và mang theo hộp đựng thức ăn của riêng họ.

Rác thải nhựa dạt vào bờ Bắc sông Thames ở London, Anh. Ảnh: Matt Dunham / AP

Jo Ruxton, Giám đốc điều hành của Plastic Oceans Vương quốc Anh cho biết: “Các sản phẩm chúng ta mua hàng ngày đang góp phần vào vấn đề rác thải nhựa đại dương. Nhựa xả ra trôi vào các dòng sông chính là rác thải nhựa được tạo ra từ lối sống bận rộn hàng ngày của chúng ta và các vật phẩm chúng ta xả xuống nhà vệ sinh. Cách xả rác này đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều và báo cáo đã chỉ ra những cách rất đơn giản để tránh vấn đề này và ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa”.

Mặc dù hầu hết sự chú ý về tác hại của rác thải nhựa đã tập trung vào tình trạng của các đại dương nhưng khoảng 80% rác thải nhựa chảy ra biển từ các con sông. Nhiều chuyên gia cho rằng tập trung vào việc làm sạch các dòng sông là cách tốt nhất để ngăn chặn dòng rác hiện có vào biển, trong khi căn nguyên của vấn đề – sự phụ thuộc của chúng ta vào các sản phẩm nhựa xả ra – đã được giải quyết.

Các tác giả đã kiểm tra 9 nghiên cứu về ô nhiễm ở các nguồn nước ngọt trên khắp Vương quốc Anh và châu Âu, xếp loại các loại nhựa vĩ mô – mảnh nhựa lớn, có thể nhìn thấy – trái ngược với hạt nhựa siêu nhỏ, vi mô (microplastic) có trong các nguồn nước từ nước máy đến nước biển theo mức độ phổ biến của chúng.

Báo cáo cũng loại trừ thiết bị câu cá, những loại rác thải tương tự mà người đi câu bỏ lại, mà Hiệp hội Hoàng gia phòng chống tàn ác đối với động vật (RSPCA) gần đây nhấn mạnh là nguy hiểm đối với loài chim, và các vật dụng từ trang trại, nhà máy công nghiệp, rác thải nhựa của người tiêu dùng.

14% rác thải trên thế giới đến từ các chai nhựa đựng đồ uống, 12% đến từ giấy gói thực phẩm và 9% đến từ tàn thuốc lá. Tiếp đến là hộp đựng thức ăn dùng một lần, ở mức 6%, tiếp theo là que tăm bông và cốc đựng mang đi lần lượt ở mức 5% và 4%.

Các vật dụng vệ sinh, bao gồm khăn ướt, tã lót và băng vệ sinh cũng là một nguồn chính gây ô nhiễm rác thải nhựa, do đó, các nhà vận động cảnh báo mọi người không được xả khăn lau, khăn vệ sinh hoặc các vật dụng vệ sinh sử dụng một lần khác xuống nhà vệ sinh. Nhiều loại khăn lau gần đây được dán nhãn là dễ xả, khuyến khích mọi người có thói quen xử lý chúng theo cách này, chính điều này đã trở thành vấn đề gây tốn kém cho các công ty nước.

Theo chính phủ Anh, chỉ riêng ở nước này, khoảng 4,7 tỷ ống hút nhựa, 316 triệu đồ khuấy bằng nhựa và 1,8 tỷ tăm bông có thân que nhựa được sử dụng mỗi năm.

Hồi năm ngoái, Quốc hội EU năm ngoái đã phê chuẩn luật cấm dùng đồ nhựa một lần như ống hút, đĩa nhựa và dao kéo từ thời điểm ban hành luật đến năm 2021. Chính phủ Anh vẫn đang nghiên cứu cách thực hiện kế hoạch loại bỏ nhiều sản phẩm nhựa sử dụng một lần, với mục tiêu ban đầu được đưa ra vào cuối năm nay nhưng khó có thể đạt được.

Nguồn: