Nhật Bản nói không với nhiệt điện than!

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ – ngân hàng thương mại lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ 5 trên thế giới, được cho là đang xem xét lệnh cấm cho vay đối với các nhà máy nhiệt điện than mới.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ vốn được biết đến là ngân hàng thương mại lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ năm trên thế giới, được cho là đang xem xét lệnh cấm cho vay để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới.

Nếu động thái này được xác nhận, điều này sẽ tăng thêm sức nặng cho việc chính quyền các quốc gia khu vực Châu Á đưa ra các thay đổi đáng kể về chính sách đối với nhiệt điện than.

Trước đây không phải các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong khu vực không nhận ra mối đe dọa từ biến đổi khí hậu tòa cầu mà nguồn năng lượng sử dụng nhiều carbon nhất thế giới này đem lại.

Nhưng trong bối cảnh nhiều quốc gia phải đối mặt với khủng hoảng nhiên liệu, thì không thể một sớm một chiều quay lưng lại hoàn toàn với nhiệt điện than.

Áp lực lớn về môi trường

Ngay sau khi báo chí Nhật Bản đưa tin về kế hoạch của MUFG thì Oversea-Chinese Banking Corp và DBS Group Holdings – hai nhà cho vay quan trọng nhất của Singapore, đã công bố ngừng tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện than mới, trở thành ngân hàng đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện các cam kết như vậy.

Đầu năm nay, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Nhà nước Trung Quốc đã trở thành tổ chức tài chính đầu tiên của Trung Quốc tuyên bố dừng tham gia tài trợ điện than. Nếu MUFG và các ngân hàng lớn khác của Nhật Bản theo sau, một làn sóng sẽ xảy ra giữa các ngân hàng tài chính của khu vực.

Chính phủ Nhật sẽ lãnh đạo các tổ chức cho vay Nhật Bản kết thúc việc mở rộng năng lượng than, đặc biệt là trong năm nay, khi Nhật chủ trì nhóm G-20 của các nền kinh tế hàng đầu.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, chấm dứt điện than là rất quan trọng để giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C. Mục tiêu này đòi hỏi phải giảm 50% lượng khí thải nhà kính toàn cầu vào năm 2030.

Số liệu mới từ Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, phát thải khí nhà kính từ sản xuất năng lượng tăng mạnh trở lại trong năm ngoái, theo số liệu mới từ IEA, với việc có thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than ở châu Á được xem là nguyên nhân chính.

Xu hướng chung của thế giới là loại bỏ các nhà máy nhiệt điện than ra khỏi quy hoạch.

Trên thực tế, nhu cầu năng lượng tăng với tốc độ nhanh nhất trong thập niên này, với mức tăng 2,3% trên toàn cầu đã thúc đẩy tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.

Sử dụng than trong các nhà máy điện là 1/3 của sự gia tăng tiêu thụ năng lượng.

Khí đốt và than cùng chịu trách nhiệm cho gần 70% tăng trưởng tiêu thụ năng lượng, dù rằng nhu cầu về năng lượng mặt trời và năng lượng gió cũng tăng lên.

Châu Á hiện chịu trách nhiệm cho phần lớn các nhà máy nhiệt điện than trên toàn cầu và tuổi trung bình của các nhà máy điện này chỉ là 12 năm, nghĩa là chúng phải mất hàng thập niên để dừng sản xuất điện theo kế hoạch trong khoảng 30 đến 50 năm.

Theo những người đứng đầu IEA và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris, thế giới không thể xây dựng thêm bất kỳ nhà máy điện nào phát thải CO2 – chứ đừng nói đến các nhà máy điện than.

Tương lai của nhiệt điện than tại Việt Nam

Theo Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, việc loại trừ dần các nhà máy nhiệt điện than là rất quan trọng trong những nỗ lực để giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5 C. Muốn vậy, thế giới phải giảm 50% lượng khí thải nhà kính toàn cầu vào năm 2030.

Và theo những người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris thì có nghĩa là chúng ta không được phép xây dựng thêm bất kỳ nhà máy điện nào phát thải ra khí carbon dioxide – chứ đừng nói đến các nhà máy than.

Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn các chính sách của OCBC và DBS, thì chính sách mới sẽ không áp dụng cho “các cam kết cho vay hiện có” để xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới, trong đó có Vân Phong 1 ở Việt Nam.

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế và Bảo hiểm Xuất khẩu Nippon Nhật Bản – cùng với một nhóm các ngân hàng thương mại bao gồm MUFG, Sumitomo Mitsui Bank Corp, Mizuho Bank và Sumitomo Mitsui Trust Bank, cũng như các ngân hàng Singapore OCBC và DBS – đã công bố quyết định tài trợ cho Vân Phong 1 tỷ USD vào ngày 19/4/2019.

Chính sách tín dụng của SMBC vào tháng 6/2018 nói rằng “Đối với các dự án mà chúng tôi đã cam kết sẽ hỗ trợ từ góc độ “giải pháp cho tình trạng thiếu năng lượng ở các nước mới nổi“, hoặc chính phủ Nhật Bản hoặc Ngân hàng Phát triển đa phương hỗ trợ được xác nhận, sẽ được coi là ngoại lệ”.

Báo cáo tích hợp của Sumitomo Mitsui Trust Bank từ tháng 7 năm 2018 nói rằng việc miễn trừ có thể được xem xét “trong từng trường hợp cụ thể, theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt giải quyết tác động môi trường, như Hướng dẫn OECD và hiệu quả năng lượng của các dự án cụ thể“.

Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, nếu có thể áp dụng các chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả kết hợp phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể cắt giảm khoảng 30.000 MW nhiệt điện than vào năm 2030, tương đương 25 nhà máy.

Liên quan đến các nhà máy nhiệt điện than, không ít ý kiến đang bày tỏ những lo ngại của nguồn điện này tác động đến môi trường sống. Không chỉ có vậy, việc tìm các bãi chứa tro xỉ được thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than cũng là một bài toán khó.

Trong khi đó, việc tái sử dụng tro xỉ dù đã được bàn đến nhiều, nhưng trên thực tế không phải tro xỉ của nhà máy nhiệt điện than nào cũng có thể dùng được ngay, thậm chí nếu có thể dùng được ngay nhưng chi phí vận chuyển từ nơi phát thải đến nơi tiêu thụ quá tốn kém.

Đó là lý do tại sao, doanh nghiệp hầu như không mặn mà. Có thể thấy, việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than với bài toán về môi trường đang nảy sinh khá nhiều mâu thuẫn.

Nhận định về vấn đề này, bà Nguỵ Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển và Sáng tạo Xanh (GreenID) cho hay, mặc dù Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã cắt giảm khoảng 20.000 MW điện than, song nguồn điện này vẫn chiếm khoảng 43% cơ cấu nguồn vào năm 2030.

Hiện tại giá nhiệt điện than được cho là rẻ hơn các loại năng lượng tái tạo vì chưa bao gồm chi phí ngoại biên (là chi phí môi trường, xã hội, sức khỏe…). Theo bà Khanh, đây là chi phí có thực mà người dân và Chính phủ đang và sẽ phải gánh chịu chứ không phải các nhà đầu tư.