Hải Phòng: Tái đề cử di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 165km có tổng diện tích khu vực đề cử di sản thế giới là 74.550 ha với 1.141 hòn đảo.

Với những giá trị nổi bật của khu di sản này, UBND TP Hải Phòng tiếp tục xây dựng hồ sơ để tái đề cử di sản thiên nhiên thế giới.

Thảm thực vật nguyên sinh tại Cát Bà.

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà là một mẫu hình tuyệt vời về karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Giá trị nổi bật của khu Di sản này là dạng địa hình đá vôi karst bị biển làm ngập chìm với vô số tháp đá vôi hùng vĩ và những nét đặc trưng của quá trình xói mòn chân đảo như các ngấn nước biển cổ và hiện đại, các hang hàm ếch, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hết sức kỳ thú.Bên cạnh đó, còn chứa đựng những nét đặc trưng nổi bật về mẫu hình tốt nhất về tập trung cao của các hệ sinh thái Nhiệt đới, Cận nhiệt đới điển hình vượt trội so với các khu vực khác của Châu Á. Do quần đảo nằm cách biệt đất liền, nên trong quá trình 18000 năm lịch sử phát triển vẫn bảo tồn và phát triển các loài đặc hữu, quý hiếm có giá trị toàn cầu, trong đó có Voọc đầu trắng là loài đặc hữu phân bố duy nhất ở Cát Bà.

Hệ sinh thái tại Cát Bà.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì sự tương đồng về giá trị thẩm mỹ của Quần đảo Cát Bà so với Vịnh Hạ Long được thể hiện qua các dạng địa hình đá vôi karstơ bị biển làm ngập chìm với hàng trăm tháp đá vôi hùng vĩ bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh trên đảo đá vôi rộng lớn nổi bật trên nền nước trong xanh tạo nên cảnh quan thiên nhiên hết sức kỳ vĩ tương tự Vịnh Hạ Long. Vì vậy, việc mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long bao gồm cả Quần đảo Cát Bàlà đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài.

Quần đảo Cát Bà cũng là mẫu hình nổi bật về địa hình karstơ dạng tháp bị biển xâm thực và là một trong những khu vực quan trọng về địa hình karstơ fengling và fengcong là các hồ kín rộng lớn như Áng Vẹm, các áng bị ngập chìm (Áng Thảm), một số hồ chỉ xuất hiện khi thủy triều lên (Áng Tối, Áng Sáng). Một trong những nét đặc trưng nổi bật về địa chất của Quần đảo Cát Bà với 20 hang động như các hang ngầm cổ, hang nền karstơ cổ và hang hàm ếch. Đây cũng là khu vực thể hiện đầy đủ các quá trình hình thành karstơ trên quy mô lớn và minh chứng cho một giai đoạn dài về quá trình tiến hóa địa chất, địa mạo.

Đại diện là các trũng fengcong của karst Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, từ các trũng karst dốc đứng với các cánh rừng gió mùa nguyên sinh cho tới các hồ biển đang dần dần hòa nhập vào biển khơi. Không nơi nào trên thế giới có được quá trình như vậy.Một quá trình minh họa rõ nét toàn bộ các giai đoạn biển tiến lặp đi lặp lại ở khắp khu vực karst Hạ Long – Cát Bà và sự biến đổi môi trường khác nhau liên quan tới quá trình biển tiến này thể hiện giá trị nổi bật toàn cầu.

Tại Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà đã phát hiện được 4.910 loài thực vật, động vật, kể cả trên cạn và dưới biển. Trong số này khu hệ sinh vật trên cạn 2.752 loài chiếm 56% tổng số loài, khu hệ sinh vật thủy sinh 2.158 loài (có 11 loài cá nước ngọt), chiếm 44%. Đặc biệt loài Voọc đàu trắng Cát Bà được đưa vào danh sách 1 trong số 25 loài Linh trưởng bị đe dọa cao nhất thế giới, cần bảo vệ khẩn cấp và là loài có giá trị toàn cầu về bảo tồn. Cùng với trên 51 loài đặc hữu và có tiềm năng đặc hữuchứng minh khả năng đáp ứng của Di sản vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà theo tiêu chí đa dạng sinh học.

Di sản nằm trong khu vực diễn ra các hoạt động du lịch, giao thông cảng biển, đánh bắt hải sản và các hoạt động dân sinh khác của cộng đồng dân cư đang sinh sống và kinh doanh trên biển và quần đảo.Tuy nhiên, những hoạt động này hiện được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Do đó, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và những nét đặc trưng tiêu biểu như các đảo đá, hang động trong khu di sản vẫn được duy trì và bảo tồn nguyên vẹn.

Để tái đề cử di sản quần đảo Cát Bà trở thành di sản thiên nhiên Thế giới, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã có lộ trình và có quy chế về các hoạt động kinh tế – xã hội tại khu di sản được quy định rõ ràng và được giám sát, quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Công tác quản lý và bảo tồn Di sản được tăng cường thông qua các quy định, quy hoạch tổng thể và các kế hoạch hành động của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, như: Quy định về quản lý tàu thuyền du lịch, nạo vét bùn thải, lấn biển, đổ thải, quản lý dân cư, nhà bè, tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo tồn Di sản nhằm bảo đảm nguyên vẹn giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị địa chất, địa mạo và môi trường của di sản. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách; quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế – xã hội; ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý di sản; tăng cường nghiên cứu làm rõ các giá trị của di sản; nâng cao năng lực quản lý di sản; giáo dục ý thức cộng đồng, thu hút họ cùng tham gia quản lý và bảo vệ di sản.

Tháng 9 năm 2013, hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà là Di sản Thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học được gửi tới Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.Sau quá trình thẩm định, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã dự thảo Quyết định số WHC-14/38.COM/INF.8B trình Ủy ban Di sản Thế giới tại Kỳ họp lần thứ 38 ở Qatar năm 2014, trong đó khuyến nghị: “Quốc gia thành viên xem xét khả năng đề xuất nối dài với Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà.