Hàng nghìn loài chạy trốn đến các cực của trái đất vì khí hậu nóng lên

Sự nóng lên toàn cầu đang buộc nhiều loài động vật trên khắp thế giới phải chạy trốn khỏi môi trường sống bình thường của chúng. Nhưng theo một phân tích đầy đủ, các loài sinh vật biển đang chạy trốn nhanh gấp sáu lần so với các loài trên cạn.

Các loài sinh vật biển đang chạy trốn nhanh gấp sáu lần so với các loài trên cạn. Ảnh: Getty Images.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, các nhà khoa học đã kết hợp 256 nghiên cứu được đánh giá ngang hàng và so sánh hơn 30.000 lần thay đổi môi trường sống của hơn 12.000 loài vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật.

Cơ sở dữ liệu được đặt tên là BioShifts là phân tích toàn diện đầu tiên về vấn đề này. Dữ liệu cho thấy các loài sinh vật biển đang theo dõi sự thay đổi nhiệt toàn cầu sát hơn so với động vật trên cạn.

Các tác giả cho biết, các loài trên cạn đang di chuyển đến gần các cực khi hành tinh nóng lên “với tốc độ chậm hơn nhiều so với dự kiến, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu ấm áp”.

Động vật lưỡng cư được phát hiện đang di chuyển lên dốc ở độ cao hơn 12 mét/năm, trong khi các loài bò sát đang tiến về phía xích đạo ở mức 6,5 mét/năm. Côn trùng được tìm thấy đang di chuyển ở tốc độ 18,5 km/năm.

Nhìn chung, các loài sinh vật biển đang di chuyển về phía hai cực với tốc độ trung bình gần 6 km/năm, trong khi động vật trên cạn chỉ di chuyển lên cao với tốc độ trung bình gần 1,8 mét/năm.

Sự khác biệt này giữa động vật sống trên đất và dưới nước có thể tồn tại vì nhiều lý do. Có thể là do độ nhạy nhiệt độ, không khí dẫn nhiệt kém hiệu quả hơn 25 lần so với nước, và nhiều động vật trên cạn có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nếu muốn.

Thêm vào đó, động vật trong nước có thể di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều nếu có nhu cầu. Trên đất liền, các hoạt động của con người thường cản trở sự di chuyển của động vật.

“Trên đất liền, mất môi trường sống và sự phân mảnh do thay đổi sử dụng đất có thể cản trở khả năng của các loài sống trên cạn theo dõi các đường đẳng nhiệt dịch chuyển”, các tác giả viết.

Theo các nhà khoa học, những tương tác phức tạp này cần được tính toán để cải thiện các kịch bản phân phối lại đa dạng sinh học và hậu quả của nó đối với sức khỏe của con người dưới sự biến đổi khí hậu trong tương lai.

Nếu các tác giả phân tích đúng, và sinh vật biển đang theo dõi sự thay đổi nhiệt độ chặt chẽ hơn, nó có thể có những hậu quả nặng nề và sâu rộng.

Khi nhiệt độ tăng ép các loài sinh vật biển vào phạm vi môi trường sống ngày càng thu hẹp và khiến chúng bơi về phía hai cực, điều này cũng có nguy cơ làm cạn kiệt nước lạnh.

Điều tương tự cũng đang xảy ra trên đất liền. Các động vật được tìm thấy ở trên núi cao được cho là đang cưỡi “thang cuốn đến tuyệt chủng” khi nhiệt độ và sự cạnh tranh đẩy chúng đến bờ vực. Chỉ là trong nước, “thang cuốn” này dường như đang di chuyển nhanh hơn.

Tuy nhiên, phân tích tổng hợp được sử dụng để tạo ra cơ sở dữ liệu BioShifts chỉ bao gồm 0,6% sự sống được biết trên trái đất và các động vật được nghiên cứu có xu hướng lôi cuốn nhất hoặc quan trọng đối với con người, tập trung chủ yếu ở bán cầu bắc.

Vì vậy, các nhà khoa học thừa nhận, gọi đây là phân tích tổng hợp toàn cầu, nhưng thực sự không phải vậy.

“Chúng tôi chỉ có thể làm việc với những gì chúng tôi có, và có vẻ như những động vật mà chúng ta biết đang phải vật lộn để tìm môi trường sống mới khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu đang gia tăng.

Và BioShifts là một cách để chúng tôi giúp theo dõi những thay đổi đó để dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo”, các tác giả cho biết.