Đồ chơi trẻ em và sản phẩm từ nhựa tái chế chứa hàm lượng dioxin cao

Theo một nghiên cứu của IPEN và Arnika, mức độ đáng báo động của một số hóa chất độc hại nhất, bao gồm cả dioxin và chất chống cháy brom hóa, được tìm thấy trong các sản phẩm tiêu dùng làm từ nhựa tái chế được bán ở Argentina, Brazil, Campuchia, Canada, EU, Ấn Độ, Nhật Bản và Nigeria.

Thậm chí, dioxin được tìm thấy ở đồ chơi trẻ em và trang sức đeo trên tóc đạt mức tương đương với hàm lượng trong chất thải nguy hại, kể cả tro lò đốt chất thải.

Ảnh: Internet

Dioxin brôm hóa là những hóa chất nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, gây hại cho hệ thống miễn dịch và trẻ chưa sinh, làm tăng nguy cơ ung thư và nguy cơ phá vỡ chức năng tuyến giáp. Chúng được hình thành không chủ đích trong quá trình sản xuất chất chống cháy brôm hóa.

Ngoài ra, khi nhựa có chất chống cháy brôm hóa được tái chế và gia nhiệt để tạo thành các sản phẩm nhựa mới, các dioxin được brom hóa và clo hóa cũng được hình thành bổ sung.

Nồng độ dioxin và PBDE (polybrominated diphenyl ether) đã được tìm thấy trong tất cả các vật phẩm được lấy mẫu và một nửa số sản phẩm vượt quá giới hạn chất thải nguy hại được clo hóa.

Hơn một nửa số sản phẩm được phân tích làm từ nhựa tái chế có mức PBDE đạt nồng độ quy định hiện hành 1.000 ppm, còn những sản phẩm thuộc nhóm quy định yếu về PBDE chứa hàm lượng dioxin brom hóa tới 730 – 3.800 pg WHO-TEQ.

Dioxin cực độc hại dù với số lượng rất nhỏ. Mức độ quan tâm đối với các chất điôxin được xác định trong một phần mười của biểu đồ thống kê. Hàm lượng dioxin rất cao đo được cho thấy quy định kém về PBDE có thể gây ra những tác hại tiềm ẩn, không chỉ từ PBDE mà còn từ PBDD/Fs.

Những người ủng hộ sức khỏe môi trường chỉ ra hai chính sách có liên quan có thể ngăn chặn các hóa chất độc hại này ra khỏi các sản phẩm mới. Brazil, Canada, Campuchia, Nhật Bản và EU đều nhận được miễn trừ khỏi lệnh cấm toàn cầu nên vẫn được phép đưa nhựa bị nhiễm PBDE vào tái chế.

Do đó, các biện pháp kiểm soát mạnh hơn đối với phế thải chứa POP có thể đạt được thông qua các giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với phế thải nguy hại được gọi là Nồng độ chứa POP thấp (LPCL). Làm thế nào những con số này được xác định liệu chất thải có chứa hóa chất cấm có bị cô lập và tiêu hủy, được phép đưa vào bãi rác hoặc lò đốt hoặc được tái chế hay vận chuyển đến các nước nghèo hơn.

Tuy nhiên, nếu kiểm soát yếu, nếu LPCL cao và cho phép lượng lớn hơn phế thải chứa POP thì chúng ta sẽ có câu trả lời ngay: hóa chất POP không chỉ làm ô nhiễm các sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế độc hại mà ô nhiễm dioxin cũng gia tăng.

“Dioxin clo hóa khét tiếng là nguyên nhân gây ra các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay như ô nhiễm dioxin từ việc sử dụng chất độc da cam. Dioxin brom hóa cũng độc hại như các chất tương tự được clo hóa – những chất này rõ ràng không nên có mặt trong bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào, đặc biệt là không có trong các sản phẩm dành cho trẻ em” – Cố vấn khoa học và kỹ thuật của IPEN Joe DiGangi nhận định.

Jindrich Petrlik thuộc Tổ chức Arnika và đồng chủ trì Nhóm làm việc của IPEN về dioxin cho biết: “Các chất được xác định là POP độc hại vĩnh cửu, vì vậy nên xác định và phá hủy các vật liệu POP chứ không phải cho phép lưu thông trở lại vào nền kinh tế để gây ra thiệt hại hơn nữa. Nếu ai đó lén cho chất thải nguy hại vào đồ chơi trẻ em, họ sẽ bị buộc tội gây nguy hiểm cho trẻ em hoặc nặng hơn. Nhưng các chính sách hiện tại của chúng ta, miễn trừ tái chế đối với PBDEs và các giới hạn rất yếu mà chúng ta hiện đang có đối với chất thải POP, thì lại thực hiện chính xác điều này. Chúng ta đang cho phép vật liệu độc hại được đúc thành đồ chơi. Kiểm soát chặt chẽ hơn để ngăn chặn POP khỏi hàng tiêu dùng là một mệnh lệnh đạo đức”.

Việc miễn trừ tái chế không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe môi trường của người dân ở các quốc gia mà còn ảnh hưởng đến những người sống ở các nước đang phát triển nơi có nhiều phế thải đổ về.

Nhóm nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị sau:

• Thiết lập giới hạn 10 ppm cho DecaBDE trong nhựa tái chế chứ không phải giới hạn 1.000 ppm được đề xuất.

• Giới hạn nghiêm ngặt hơn cho định nghĩa về chất thải POP (LPCL), lý tưởng là thiết lập mức 50 ppm cho tổng của tất cả các PBDE được quy định.

• Rút lại điều khoản miễn trừ tái chế cho PentaBDE và OctaBDE thương mại, hiện đang được thực hiện ở Brazil, Campuchia, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

• Thêm PBDD/Fs vào Công ước Stockholm để giảm và loại bỏ ở cấp độ toàn cầu.

• Cải thiện định nghĩa về phế thải điện tử trong khuôn khổ Công ước Basel.

PV (Theo IPEN)

Nguồn: