Di cư tự do tại Tây Nguyên: Hệ lụy khó lường

ThienNhien.Net – Những năm qua, người dân từ các tỉnh phía bắc vẫn có xu hướng rời quê hương vào các tỉnh Tây Nguyên – nơi có điều kiện thuận lợi, để tìm một cuộc sống mới. Vấn đề di cư tự do (DCTD) tiếp tục tiềm ẩn nhiều hệ lụy; nạn phá rừng, tình hình an ninh, trật tự… cần chính quyền nơi dân di cư đi và đến xem xét, xử lý thấu đáo.

Địa phương lúng túng

Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu thuận lợi từ lâu được xem là vùng đất hứa của dân di cư tự do. Hành trình của dân di cư cũng có nhiều loại như di cư theo chủ trương của chính quyền hoặc di cư tự phát. Ở Đắk Nông – nơi diện tích rừng còn nhiều, đất đai thuận lợi, chính quyền đang phải đối mặt với thực trang dân di cư tự do “nhảy dù” vào các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ… phá rừng lấn đất sản xuất, lập bon sinh sống bất hợp pháp.

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có mặt điểm nóng về nạn phá rừng có nguyên nhân bởi dân di cư tự do thuộc xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông). Ông Nguyễn Anh Đức – Giám đốc Hợp tác xã Hợp Tiến không giấu vẻ bức xúc, cách đây khoảng 5 năm, tại tiểu khu 1644, 1645 thuộc lâm phần của Cty lâm nghiệp trên địa bàn quản lý xuất hiện vài hộ dân từ các tỉnh phía bắc vào sinh sống giữa rừng săn bắn hái lượm. Đến nay đã lên 126 hộ với diện tích rừng bị phá hàng trăm ha để lấy đất sản xuất.

Ông Đức nói: “Dù chính quyền địa phương nắm được thông tin xuất hiện một nhóm người sống tập trung giữa rừng, do chưa giải quyết dứt đểm từ đầu nên giờ đành bất lực. Đầu năm, khi lực lượng chức năng lập đoàn tổ chức ngăn chặn phá rừng, nhiều đối tượng tại đây tỏ ra manh động, đập phá phương tiện đi lại, dùng gậy, súng kíp tự chế chống trả, hậu quả khiến cán bộ kiểm lâm bị thương. Khó khăn nối tiếp khó khăn khi các đối tượng thì quyết liệt chống trả trong khi lực lượng bảo vệ rừng vừa mỏng, vừa không có quyền xử lý, bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật”.

Thống kê tại tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1976 – 2016 đã có hơn 59.000 hộ – 290.00 khẩu của 60 tỉnh thành trong cả nước di cư tự do đến cư trú trên địa bàn 15 huyện, thị xã… Họ sống xen kẽ trong cộng đồng các dân tộc tại chỗ; một số khác được sắp xếp vào các vùng dự án ổn định dân di cư tự do.

Qua số liệu phân tích, ngành nông nghiệp tỉnh chỉ ra rằng, dân DCTD ngoài tỉnh đến Đắk Lắk trong thời gian qua chủ yêu là nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số của các tỉnh vùng núi phía Bắc, cư trú tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của nhiều tỉnh… Bên cạnh những mặc thuận lợi cho địa phương từng được lãnh đạo tỉnh ĐắkLắk chỉ rõ như cung cấp nguồn lao động dồi dài, tạo sự đa dạng về văn hóa, ổn định an ninh, chính trị, quốc phòng khu vực vùng sâu… thì một áp lực lớn từ dân số dẫn tới nhiều hệ lụy, cản trợ sự phát triển kinh tế, xã hội.

Tại một số xã nghèo thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, áp lực dân di cư tự do đang nhiều khiến cấp chính quyền sở tại đau đầu tìm giải pháp tháo gỡ. Nhận định về thực trạng DCTD tại địa phương, ông Nguyễn Văn Tâm – Chủ tịch UBND xã Cư Pui (huyện Krông Bông) đưa con số đáng buồn, có 13 thôn thì trong đó có 6 thôn với hơn 7.000 dân thuộc diện di cư tự do dẫn đầu trong việc sinh con thứ 3 trở lên.

Theo ông Tâm, thực trạng sinh con nhiều của người dân khiến các chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước đối với các khu vực vùng sâu vùng xa khó bắt kịp tình hình thực tế… Nói về chuyện sinh con nhiều mà phần lớn nằm trong các hộ thuộc diện DCTD, ông Tâm lý giải, đồng bào địa phương hiện vẫn giữ quan niệm lạc hậu là phải sinh con trai sau này đỡ đần cha mẹ lúc về già. Rồi cũng có trường hợp sinh liên tục 5-7 đứa con trai thì người vợ lại muốn có con gái. Mà đẻ nhiều giàu đâu chẳng thấy, chỉ thấy cái nghèo quẩn quanh.

“Đều đặn, chính quyền chúng tôi luôn cử những cán bộ là chính người đồng bào vào làng giải thích, tuyên truyền hệ quả xấu của việc sinh con nhiều cho người dân. Nhưng thật sự, vẫn còn nhiều người giữ suy nghĩ con đông nhà mới giàu, phải sinh con trai để đỡ đần chuyện nương rẫy… Nên công tác tuyên truyền hiện chưa hiệu quả” – ông Nguyễn Văn Tâm – nói.

Không ít dân di cư dự do phá rừng lấy đất sản xuất, lập bon sinh sống tại Đắk Nông. Ảnh: H.L

Vừa kiên quyết, vừa mềm mỏng

Sau nhiều năm chính quyền các tỉnh Tây Nguyên vào cuộc mạnh mẽ nhằm hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng người dân tại các khu vực phía bắc. Đến nay, câu chuyện di cư tự do đã chiều hướng giảm nhưng tính chất lại phức tạp hơn trước. Ông Y Giang Gry Niê Knơng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thừa nhận, những năm qua nhà nước luôn bị động trong việc ổn định dân DCTD, dẫn đến phá vỡ quy hoạch và kế hoạch của địa phương. Theo ông Y Giang Gry Niê Knơng, cần có sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các tỉnh có dân di cũng như tỉnh có dân đến, cũng như sự ngăn chặn hạn chế và tiến đến giải quyết dứt điểm tình trạng DCTD trong thời gian tới…

“Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần quan tâm hơn nữa để đầu tưu có các tỉnh có dân đi, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm ổn định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giải quyết an sinh xã hội ở những vùng khó khăn có nhiều khả năng dân di cư tự do để tiến hành hạn chế và chấm dứt. Đối với các tỉnh có dân CDTD đến Đắk Lắk phải có biện pháp đồng bộ để ngăn chặn kịp thời, chấm dứt tình trạng dân DCTD. Những vùng đồng bào có quá khó khăn, thiếu điều kiện sản xuất lâu dài… thì các tỉnh đó cần phải xây dựng kế hoạch báo cáo Chính phủ để có kế hoạch di dân theo kế hoạch hằng năm của Nhà nước” – ông Y Giang Gry Niê Knơng cho hay.

Ông Lê Quang Dần – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Nông thì cho rằng, vấn đề dân DCTD luôn được Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện để tối đa cho các khu vực có đồng bào DTTS để đời sống của bà con được ổn định. Ông Dần khẳng định, tình trạng người dân di cư phá rừng, thành lập bon giữa rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh là vi phạm pháp luật. “Tình trạng phá rừng có nhiều nguyên nhân nhưng qua xác minh tại các địa bàn nóng có dân DCTD, chúng tôi khẳng định có không ít nhóm người phá rừng là do bị kích động, xúi giục. Hiện cơ quan công an đang điều tra xác định đối tượng cầm đầu xử lý theo quy định” – ông Dần khẳng định.

Về lâu dài, để giải quyết dứt điểm tình hình DCTD, không để người dân di cư phá rừng lấy đất sản xuất, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã yêu cầu UBND các tỉnh Tây Nguyên tăng cường công tác quản lý dân DCTD, xây dựng phương án tổ chức ổn định cuộc sống, giải quyết đất sản xuất cho dân DCTD phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, hạn chế tối đa tình trạng người dân DCTD phá rừng lấy đất sản xuất.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề xuất Trung ương cần có thêm nhiều cơ chế linh hoạt đối với tình trạng dân DCTD đã sản xuất với thời gian lâu năm. Cụ thể, các diện tích đất lâm nghiệp đã bị người dân lấn chiếm lâu năm và đang sản xuất nông nghiệp ổn định, nhất là các khu vực có dân DCTD đã ổn định thành công đồng từ nhiều năm; đề nghị trung ương nghiên cứu, cho chủ trương rà soát, chuyển mục đích sử dụng đất và giao lại cho các địa phương quản lý để bố trí đất sản xuất cho các hộ dân DCTD thiếu đất hoặc có cơ chế để các Cty lâm nghiệp hợp đồng giao khoán cho các hộ dân DCTD thuê đất để họ yên tâm sản xuất.

Dự án sắp xếp dân DCTD bị “treo”

Theo tìm hiểu của PV, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể chương trình bố trí dân cư giai đoạn 2013-2015 (kế thừa các dự án đang triển khai chưa hoàn thành giai đoạn 2005-2013) và định hướng đến năm 2020. Theo đó, tổng số dự án đầu tư, sắp xếp ổn định dân DCTD giai đoạn 2013-2016 rà soát xây dựng 17 dự án, đã phê duyệt 15 dự án và đang triển khai thực hiện 13 dự án.

Nguyên nhân được UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ ra là do vốn đầu tư hạn hẹp, không đồng bộ; về cơ bản các dự án đã thực hiện một số hạng mục công trình thiết yếu, nhưng chưa hoàn chỉnh, một số dự án đã sắp xếp các hộ vào điểm quy hoạch của dự án, một số đang triển khai…