Bảo vệ rừng bền vững thông qua bản đồ chứng chỉ rừng

ThienNhien.Net – Nhằm cùng lúc bảo vệ rừng và đảm bảo sản xuất sinh khối rừng bền vững, lần đầu tiên một bản đồ toàn cầu về các khu rừng được cấp chứng chỉ đã được hoàn thành dựa trên cách tiếp cận có sự tham gia và tinh thần hợp tác.

Việc sử dụng các sản phẩm sinh khối rừng ( như gỗ, gỗ nhiên liệu, giấy) một cách bền vững mà không phá hủy nguồn tài nguyên rừng hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học rừng đòi hỏi phải có sự minh bạch trong nguồn gốc và quản lý rừng. Để có thể tiến hành quản lý rừng bền vững, trước hết cần  khoanh vùng khu vực rừng. Bằng cách chỉ ra các khu rừng đã được cấp chứng chỉ và mối liên hệ giữa chúng với đất rừng chưa được cấp chứng nhận và rừng nguyên sinh, một bản đồ toàn cầu lần đầu tiên được công bố vào tháng 6 năm 2017 cung cấp dữ liệu cơ sở nhằm hướng tới việc sử dụng tài nguyên bền vững.

Để khắc phục sự thiếu hụt các dữ liệu công khai về chứng chỉ rừng ở cấp địa phương, bản đồ toàn cầu cung cấp chi tiết đến độ phân giải 1km ở các diện tích rừng này.

Bản đồ được cung cấp trực tuyến trên trang Geo- wiki.org và được miêu tả chi tiết trong một bài báo của tạp chí Chính sách lâm nghiệp và Kinh tế, đồng thời bản đồ này được phát triển bởi các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Hệ thống Phân tích ứng dụng Quốc tế (IIASA) kết hợp Viện nghiên cứu Mercator về vấn đề toàn cầu và biến đổi khí hậu (MCC ) cùng với Đại học Khoa học Đời sống Na Uy (NMBU).

Bản đồ mới có sự kết hợp số liệu thống kê cấp quốc gia với các sản phẩm viễn thám hiện đại, mang tính ứng dụng cao cho cộng đồng. Phương pháp tiếp cận với độ phân giải cao được áp dụng cho chứng chỉ rừng và tính bền vững cho phép nhiều người sử dụng, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu, các tổ chức lâm nghiệp, các nhà đầu tư tư nhân và đại đa số công chúng có thể tra cứu khu vực rừng mà họ quan tâm. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong sự tín nhiệm và minh bạch.

Rừng Amazon (Ảnh: Mongabay)

Giám đốc chương trình quản lý hệ thống sinh thái IIASA kiêm trưởng ban dự án Florian Kraxner cho biết: “Đây là công cụ đầu tiên mà người sản xuất và khai thác rừng có thể tìm thấy những thông tin họ cần cho sự bền vững sinh khối rừng. Để xác định tiềm năng sinh khối âm thanh của môi trường, từ cấp địa phương cho đến toàn cầu, bản đồ này man tính quan trọng nhằm thể hiện sinh khối rừng có xuất phát từ việc quản lý bền vững hay không. Bản đồ mới này cũng là công cụ duy nhất cung cấp các thông tin liên quan đến rừng ở độ phân giải cao”.

Để hỗ trợ xác nhận dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng nguồn tương tác trực tuyến Geo-Wiki như một công cụ lập bản đồ có sự tham gia và hợp tác của nhiều người sử dụng nhằm đưa ra những phản hồi để cải thiện bản đồ. Bản đồ chứng nhận rừng cũng có thể truy cập công khai trên nền tảng được xây dựng sẵn.

Nhà nghiên cứu của IIASA Dmitry Schepaschenko đồng thời là người thiết kế bản đồ trên Geo- Wiki cho biết: “Chúng tôi sử dụng dữ liệu theo quy mô quốc gia và tính toán sao cho độ phân giải giảm xuống còn 1 km. Sau đó, chúng tôi đưa bản đồ lên Geo-Wiki, qua trang web này, mọi người có thể giúp chúng tôi cải thiện các dữ liệu”.

Trước khi bản đồ chứng nhận độ phân giải cao này được phát hành, có rất ít số liệu thống kê có thể truy cập công khai, thay vào đó chỉ cho phép đánh giá tổng quát ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, bản đồ toàn cầu hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu chứng nhận gần đây, ví dụ như Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) và Chương trình Xác nhận Chứng nhận Rừng (PEFC) quy mô quốc gia.

Thêm vào đó, việc kết hợp dữ liệu rừng nguyên sinh với dữ liệu khu vực rừng được bảo vệ trên cùng một bản đồ với thông tin về các khu rừng được quản lý và chứng nhận góp phần chống nạn phá rừng và ngăn chặn sự xuống cấp của rừng. Điều này một lần nữa ủng hộ việc hoạch định chính sách hiệu quả, thể hiện trong việc phối hợp các hiệp định về môi trường lên các cánh rừng trên toàn thế giới.

Theo nhà nghiên cứu Sabine Fuss: “Chúng ta phải đảm bảo sinh khối được chuyển đổi thành các dạng năng lượng không tác động đến những nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Bản đồ này là một công cụ được mong chờ từ lâu, đồng thời cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường bền vững”.

Kiều Trang (Theo IIASA)