Nạn săn bắn và tiêu thụ sừng tê giác tại Nam Phi đã giảm năm thứ 2 liên tiếp

ThienNhien.Net – Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường & Phát triển (CHANGE) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Tin mừng cho giới bảo tồn loài tê giác tại Việt Nam đó là nạn săn bắn tê giác để lấy sừng tại Nam Phi đã giảm năm thứ 2 liên tiếp”.

Cụ thể, số lượng tê giác bị săn bắn lấy sừng ở Nam Phi giảm 10% từ 1.175 con năm 2015 xuống còn 1.054 con năm 2016. Đây là năm thứ hai giảm liên tiếp theo thông tin được chính phủ Nam Phi công bố, tuy nhiên những người theo chủ nghĩa bảo tồn cho rằng con số này vẫn đang ở mức báo động.

Nạn săn bắn tê giác ở Nam Phi đã bị thổi bùng từ số lượng 83 con (năm 2008) lên đến mức kỷ lục 1.215 con (năm 2014) để đáp ứng nhu cầu nóng hổi của các nước Châu Á đang trên đà phát triển như Việt Nam, nơi sừng tê giác được tôn vinh như một loại thần dược.

Nam Phi sở hữu hơn 80 % tổng số tê giác trên thế giới với khoảng 18.000 con tê giác trắng và gần 2.000 tê giác đen, nguyên nhân chính đẩy đất nước này vào tâm điểm của khủng hoảng săn bắn lấy sừng tê giác.

Ở Vườn Quốc Gia Kruger, trung tâm của nạn đánh giết, 662 xác tê giác được tìm thấy vào năm 2016, giảm gần 20% so với con số 826 của năm 2015, theo thông báo của Bộ các vấn đề Môi trường Nam Phi.

Bà Bomo Edna Molewa, Bộ trưởng Các vấn đề môi trường Nam Phi, cho biết:
“Sự thuyên giảm này là do nỗ lực của các nhân công nam nữ trong nghành, đặc biệt là các cán bộ bảo vệ rừng. Cũng đáng chú ý là mức độ săn bắn đã thuyên giảm mặc cho tình hình phạm tội vẫn đang gia tăng ở Kruger”.

“Những băng nhóm tội phạm săn bắn động vật trái phép được trang bị vũ khí đầy đủ và được tài trợ tài chính bởi các nhóm khủng bố và tội phạm có tổ chức đa quốc gia, đây là những kẻ sẽ không bao giờ nghừng nhúng tay vào hoạt săn bắn tê giác để lấy sừng”. Bà Bomo Edna Molewa, cho biết thêm.

Trong năm 2016 có đến 2.883 trường hợp liên quan đến hoạt động săn bắn trong vườn quốc gia, cao hơn so với con số kỷ lục 2.466 cùng kỳ năm 2015.

Những hoạt động này bao gồm xây dựng lán trại săn bắn, liên hệ với tay trong của khu bảo tồn động vật hoang dã, xâm nhập trái phép những khu bảo tồn này, dò tìm mục tiêu động vật cần săn bắn, theo dõi mục tiêu và thực hiện săn bắn chúng.

Một điều khác cũng phải cần ghi nhận lại đó chính là những khu vực ngoài vùng Kruger và những khu vực tỉnh nằm sát biên giới với tỉnh Mpumalanga có tỉ lệ săn bắn tê giác ngày càng gia tăng.

Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra một công ước quy định về việc cấm buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu.

“Tỉ lệ nạn săn bắn tê giác vẫn còn quá cao”. TRAFFIC, một mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã, cho biết trong một tuyên bố.

“Không thể có chuyện xem việc ba con tê giác bị giết mỗi ngày là một hành động dưới mức khủng hoảng”. Tom Milliken – Trưởng nhóm chương trình Tê giác của TRAFFIC, phát biểu.

Ngoài nạn săn bắn tê giác thì song song đó là một mối lo khác về nạn săn bắn voi, tại Kruger vào năm 2016, đã có 46 con voi bị săn bắn để lấy ngà. Trong khi đó, vài năm trước nạn săn bắn voi này hầu như không được nghe tới ở Kruger.

Trong những năm gần đây, ở những nơi khác tại Châu Phi, 1.000 con voi đã bị săn bắn để lấy ngà, đây là một mặt hàng rất được ưa thích tại những thị trường tiêu thụ như Trung Quốc.