Người lính già 20 năm canh giữ Tràm Chim

ThienNhien.Net – Hơn 20 năm nay, người dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã quen thuộc với hình ảnh người bảo vệ già cần mẫn đi tuần tra dọc tuyến đê trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim. Ông là Trần Thanh Hồng (Năm Hồng, 62 tuổi), ngụ ấp Phú Bình, xã Phú Thạnh B, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Năm Hồng vốn là người An Giang, nhưng do bị sạt lở bờ sông mất hết đất đai nên cả gia đình ông chuyển về vùng đất Tháp Mười để làm ăn. Ông Hồng cưới vợ, hai vợ chồng bôn ba khắp sông nước miền Tây để mưu sinh. Nhưng như một duyên nợ, ông bỏ công việc lênh đênh trên sông nước, quay về xin làm bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim. Bao nhiêu tâm huyết, tình yêu ông đều dồn vào những lùm cây, ngọn cỏ và các loài chim trong khu bảo tồn.

Hằng ngày, ông Hồng dậy từ 3-4 giờ sáng vừa đi tuần tra, vừa làm nhiệm vụ kiểm tra những người dân xâm phạm trái phép vô đốn cây, bắt cá và phá hoại môi trường.
Hằng ngày, ông Hồng dậy từ 3-4 giờ sáng vừa đi tuần tra, vừa làm nhiệm vụ kiểm tra những người dân xâm phạm trái phép vô đốn cây, bắt cá và phá hoại môi trường.
05052015_20namcanhgiutramchim2
Loài sếu rất sợ người, nhưng ông là người đã từng bế được một con sếu trưởng thành. Đồng nghiệp của ông kể lại, ngày trước có con sếu bị rụng hết lông, gan mưng mủ. Ông Năm Hồng phát hiện và bế nó về để cho các bác sĩ chữa trị, nhưng vì bệnh nặng nên con sếu đã qua đời.
05052015_20namcanhgiutramchim3
Dù đã về hưu, nhưng vì tình yêu đối với khu vườn nên ông đề xuất lãnh đạo giữ lại làm nhiệm vụ “người lính già” canh giữ cho vườn quốc gia.
05052015_20namcanhgiutramchim4
Ở VQG, ông Năm Hồng có duyên nợ với loài sếu đầu đỏ (loài chim đang bên bờ tuyệt chủng). Chỉ với chiếc ống nhòm và nghe tiếng kêu, ông có thể xác định được vị trí đàn sếu ở cách xa hàng cây số.
05052015_20namcanhgiutramchim5
Ông Năm Hồng dành trọn tâm huyết để nghiên cứu về tập tính sinh sống của từng loài chim, cây cỏ trong vườnChốt Kinh Cùng, phân khu A1. Nơi đây là địa bàn nằm sâu nhất của Tràm Chim.
05052015_20namcanhgiutramchim6
Vào sống trong rừng sâu, cả tháng trời mới tạt qua thăm nhà vài lần rồi lại biền biệt. Nhiều lúc, ông Năm Hồng cũng muốn bỏ dở để tìm việc khác. Nhưng vì tình yêu với nghề, ông vẫn tiếp tục gắn bó và làm tốt nhiệm vụ cấp trên giao.
05052015_20namcanhgiutramchim7
Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là khu ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), đó là thành quả của những người dành trọn tâm huyết để bảo vệ. Một trong số đó là ông Năm Hồng – người đã có hơn 20 năm làm bảo vệ ở Vườn quốc gia Tràm Chim.
05052015_20namcanhgiutramchim8
Chốt Kinh Cùng, phân khu A1. Nơi đây là địa bàn nằm sâu nhất của Tràm Chim.