Top 10 loài rắn độc trên thế giới

ThienNhien.Net –  Top 10 loài rắn độc nhất trên thế giới được dựa trên một nghiên cứu tổng hợp và so sánh tính độc giữa các loài rắn với nhau (sử dụng bộ Test LD50).

LD50 (The median Lethal Dose – nồng độ gây chết người 50%) là liều cần thiết của một chất độc, phóng xạ, tác nhân gây bệnh… để có thể giết chết một nửa trong tổng số cá thể thí nghiệm (thường là chuột) sau một thời gian thử nghiệm nhất định. Con số LD50 thường được sử dụng như là một chỉ số độc tính của một chất độc nhất định.

1. Đứng ở vị trí quán quân là loài rắn biển Belcher có tên khoa học là Hydrophis belcheri. Rất nhiều nhà nghiên cứu Bò sát trước đây vẫn đinh ninh rằng loài rắn Inland Taipan (Oxyuranus microlepidotus) ở trên cạn là loài độc nhất trên thế giới, tuy nhiên nọc độc của con Hydrophis belcheri còn độc hơn gấp 100 lần so với nó.

Hình dạng của loài rắn biển Belcher cũng gần giống với những loài rắn biển khác, chỉ dài từ 0,5-1m và có cơ thể dẹt, đầu ngắn, miệng rất nhỏ thích nghi với đời sống ăn các loài sinh vật nhỏ trôi nổi trong nước.

Ảnh: bian.vn
Ảnh: bian.vn

Loài Belcher hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, và rất hiền lành, chúng chỉ cắn ngư dân khi vô tình mắc phải vào lưới của họ, và 1/4 trường hợp bị cắn mà không bị nhiễm độc do chúng hiếm khi tiêm nọc độc vào cơ thể nạn nhân.

Tuy nhiên, nếu bị chúng tiêm nọc độc vào người thì vô phương cứu chữa, cái chết sẽ đến trong vòng vài phút, thậm chí là ít hơn! Bởi vì một vài mg của nọc độc rắn biển Belcher đủ để giết chết hơn 1000 người.

Đây là loài rắn độc nhất trên thế giới cho đến hiện nay. Loài rắn biển Belcher phân bố chủ yếu ở vùng biển Timor ngoài khơi bờ biển tây bắc của Australia, nó cũng được tìm thấy ở các vùng biển Indonesia và Nam Thái Bình Dương như Philippines, vịnh Thái Lan, Sulawesi, New guinea, Fiji, Kiribati và quần đảo Solomon.

2. Ở vị trí thứ hai là loài rắn độc Inland Taipan (Oxyuranus microlepidotus). Inland taipan được biết tới rộng rãi như là một trong những loài rắn trên cạn độc nhất. Vết cắn của nó đồng nghĩa với cái chết. Nạn nhân sẽ chết trong vòng chỉ một vài giờ nếu không được chữa trị kịp thời.

Năng suất tối đa cho một vết cắn của loài này từng được ghi nhận lên tới 110mg, trong khi đó chỉ cần vài mg của nó cũng đủ để giết chết hơn 100 người hoặc 25.000 con chuột.

050213_ran3
Ảnh: Serpientepedia.com

Các nhà nghiên cứu xếp loài Inland Taipan là loài rắn trên cạn độc nhất thế giới. Dù vậy, Inland Taipan vẫn được xem là loài động vật hiền lành, nó chỉ phản ứng lại khi bị quấy rầy hoặc bị chọc giận. Chúng có kích thước cơ thể khá to lớn, với chiều dài tối đa có thể lên tới 3,7m. Loài này phân bố ở miền bắc Australia và miền Nam đảo New guinea.

3. Thứ ba là loài rắn Cạp nong Ấn Độ (Bungarus caeruleus). Nọc độc của nó độc hơn 15 lần so với những con rắn hổ mang bình thường khác, và là chất độc thần kinh mạnh và gây suy hô hấp nhanh. Loài này chỉ sinh sống ở Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan.

Ảnh: snake-planet.webege.com
Ảnh: snake-planet.webege.com

4. Loài rắn hổ mang Philipine (Naja philippinensis) xếp vị trí thứ tư xét về độ độc của nọc. Trái với các loài trên, rắn hổ mang Philippines lại có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 100cm. Loài này chỉ phân bố trên quần đảo Philippines.

Ảnh: listfave.com
Ảnh: listfave.com

5. Thứ năm là rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah). Đây là loài rắn độc có kích thước lớn nhất trên thế giới (có thể dài tối đa 5,5m), đặc điểm của nó là chuyên săn bắt và ăn thịt các loài rắn khác. Hổ mang chúa ít khi tấn công những con rắn có nọc độc, tuy nhiên, lúc đói nó cũng có thể “xơi” những loài cực độc như rắn cạp nong, thậm chí là con hổ mang chúa khác. Chính bởi đặc tính này mà nó có tên khoa học là “Ophiophagus”, tức “một người ăn rắn”. Hổ mang chúa phân bố ở Thái Lan, Việt Nam, miền Nam Trung Quốc, Malaysia, nam Ấn Độ và Philippines.

Ảnh: flickriver.com
Ảnh: flickriver.com

6. Đứng thứ 6 la loài rắn độc của Châu Phi Black Mamba (Dendroaspis polylepis). Đây là loài rắn độc nổi tiếng hung dữ và cũng là loài rắn trên cạn nhanh nhất thế giới, có thể đạt tốc độ 16-19km/h trong thời gian rất ngắn, bởi vậy rất ít nạn nhân thoát khỏi loài rắn này khi đối mặt với chúng. Loài này có kích thước khá lớn, có thể đạt tới chiều dài 4,3m.

Ảnh: kst.vn
Ảnh: kst.vn

7. Thứ 7 là loài Bothrops asper. Răng nanh của loài này có khả năng dò nhiệt, giúp nó có thể tấn công con mồi một cách chính xác trong bóng tối. Nọc độc của nó là loại hemotoxic (độc huyết) gây cực kỳ đau đớn và xuất huyết nội, đồng thời gây phá huỷ mô mạnh. Loài này chỉ phân bố ở miền Nam Mexico và khắp miền Trung và Nam Mỹ.

Ảnh: en.wikipedia.org
Ảnh: en.wikipedia.org

8. Thứ 8 là loài rắn cạp nong Multibanded krait (Bungarus multicinctus). Chúng phân bố rộng ở các vùng biển miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Fiji (Nhật)… Chiều dài trung bình khoảng 1,8m. Tuy nhiên hiện nay số lượng ngoài tự nhiên của chúng suy giảm mạnh do tình trạng săn bắt làm món ăn ưa thích của người Trung Quốc và Đài Loan.

Ảnh: snakesoftaiwan.com
Ảnh: snakesoftaiwan.com

9. Thứ 9 là loài Rắn hổ (Notechis scutatus). Loài này có thể bắt gặp dễ dàng ở Chấu Úc và là thủ phạm của phần lớn các vụ rắn cắn ở Úc.

Ảnh: derwenttraders.com.au
Ảnh: derwenttraders.com.au

10. Cuối cùng là loài rắn Jararacussu (Bothrops jararacussu). Mỗi nhát cắn của nó có thể tiêm một lượng rất lớn nọc độc vào cơ thể nạn nhân, lên tới 800mg. Chúng được tìm thấy ở Argentina, Bolivia, Brazil và Paraguay.

Ảnh: panoramio.com
Ảnh: panoramio.com
Một vài thông tin thú vị về loài rắn:

– Có khoảng 3.400 loài rắn trên trái đất, trong đó có khoảng 680-700 loài có nọc độc.

– Có khoảng 55 loài rắn biển, hầu hết trong số chúng là những loài cực độc (trừ loài Emydocephalus annulatus).

– Nọc độc của rắn biển độc hơn so với các loài trên cạn.

– Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất trên hành tinh.

– Rắn độc Inland Taipan là loài rắn trên cạn độc nhất thế giới.

– Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc lớn nhất thế giới (có thể dài tới 5,5m).

– Black Mamba là loài rắn độc nhanh nhất thế giới với tốc độ mổ lên tới 16-19km/h. Đây cũng là loài rắn độc nổi tiếng hung hăng nhất.

– Rắn lục Echis carinatus là loài rắn độc giết chết nhiều người nhất trên trái đất.

– Rắn đuôi chuông (Crotalus adamanteus) là loài rắn độc nặng nhất thế giới, với kỷ lục từng được ghi nhận có con nặng tới 15kg, nhưng chỉ dài 2,36m.

Vipera berus là loài rắn độc chỉ được tìm thấy ở nước Anh.

Bitis schneideri là loài rắn độc nhỏ nhất thế giới (dài trung bình 22,8 cm).

– Rắn lục Bitis gabonica là loài rắn độc có nanh dài nhất thế giới (khoảng 5cm).

– Năng suất tiêm nọc độc nhiều nhất từng được ghi nhận là của loài Bothrops jaracussu (1530mg) và Rắn lục Gabbon (350-600 mg).

– Medusa là chú rắn nặng nhất thế giới được ghi vào cuốn kỷ lục Guinness năm 2013. Medusa dài 25 foot, 2 inch (tương đương 7,62m) và nặng tới 350 pounder (gần 100kg). Chiều dài “khủng” của Medusa đã đánh bại kỷ lục trước đó của chú trăn khác tên là Fluffy từ vườn thú Columbus ở Ohio có chiều dài 24 feet (7,3m).

Hydrophis spiralis là loài rắn biển dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa từng được ghi nhận là 2,75m.

– Con rắn già nhất thế giới thuộc về một chú trăn có tên là Popeye từ vườn thú Philadelphia (Mỹ). Chú thọ 40 năm + 3 tháng + 14 ngày và chết vào 15 tháng 4 năm 1977.

– Nước mà có nhiều người chết vì rắn cắn nhất là Ấn Độ và Sri-Lanka, trong đó chỉ riêng Ấn Độ có xấp xỉ khoảng 20,000-50,000 người chết hằng năm.

– Quần đảo Ryukyu nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan là vùng đất ít bị rắn cắn nhất trên thế giới. Chỉ có khoảng 0,2% dân số (tức là 1 trên 500 người) bị rắn cắn trên 1 năm. Tuy nhiên các loài rắn ở khu vực này toàn là những loài có nộc độc rất nhẹ, và chưa có trường hợp nào tử vong do bị chúng cắn cả.

– Okinawa Habu là con rắn nhịn ăn lâu nhất từng được biết đến. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Amami Kango Pit Viper ở thành phố Naze (Nhật Bản) đã thực hiện thí nghiệm và con vật này đã sống được 3 năm + 3 tháng mà không cần thức ăn.

– Ilha da Queimada Grande là vùng đất có mật độ rắn dày đặc nhất thế giới. Trung bình cứ mỗi 1 mét vuông của hòn đảo ở Bazil này là có ít nhất 1 con rắn (loài golden lancehead). Hòn đảo rắn này không có người ở, và được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân đội Brazil, và bất kỳ liên hệ về dân sự nào đều bị cấm.

– 16 tháng 7 là Ngày Rắn thế giới.

– Australia là đất nướ có nhiều loài rắn độc nhất trên thế giới.

– Nam Cực là vùng đất duy nhất trên thế giới mà bạn không thể tìm thấy con rắn nào.