Cần ưu tiên đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học

ThienNhien.Net – Trong một kết quả nghiên cứu lưu tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ có lời khuyến cáo rằng công tác bảo tồn đa dạng sinh học cần lưu ý hơn đến việc bảo vệ các hòn đảo. Mặc dù nếu so sánh với một diện tích tương đương trong lục địa, một hòn đảo có thể kém hơn về số loài động thực vật song nó lại có số loài đặc hữu – nghĩa là những loài riêng có, không thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới – nhiều hơn hẳn.
 
Tiến sĩ Holger Kreft thuộc trường đại học  California, San Diego cho biết:”Thông thường chúng ta tập trung vào những nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất vì muốn bảo vệ được nhiều loài sinh vật nhât. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chú trọng bảo tồn những loài đặc hữu, những loài có tính duy nhất.”.
 
Kreft cùng các các đồng nghiệp đã chia nhỏ quả địa cầu thành 90 vùng, ước tính về số lượng loài ở các vùng này nhằm so sánh tính đa dạng đặc hữu giữa quần đảo và lục địa. Kết quả so sánh cho thấy mức độ đa dạng về loài đặc hữu ở các hòn đảo cao gấp 8-9 lần so với lục địa.
 
Câu hỏi đặt ra, vậy hòn đảo nào có loài đặc hữu hơn cả? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đảo New Caledonia ở Tây Nam Thái Bình Dương là lưu trú ẩn của một số loài đáng ghi nhận, chẳng hạn như loài chim hầu như không bay có tên Kagu- đây là loài chim duy nhất thuộc họ Rhynochetidae còn sống sót. Bản thân chúng cũng đang bên bờ vực tuyệt chủng. Bên cạnh đó loài Amborella là hậu duệ cuối cùng của một loài chim cổ.
 
Mặc dù diện tích các hòn đảo chiếm chưa đầy 4% bề mặt đất liền của trái đất nhưng nơi đây lại có hệ động thực vật đặc hữu vô cùng phong phú. Các hòn đảo có tới gần ¼ số loài thực vật đã được khoa học ghi nhận, tức khoảng 70.000 loài – không hề có mặt trong lục địa
 
Tuy nhiên, các loài sinh vật đặc hữu trên đảo đang phải đối mặt với áp lực lớn: do quy mô quần thể nhỏ và môi trường sống hẹp nên chúng hoàn toàn cho khả năng bị tuyệt chủng. Khi lập mô hình dự báo về tác động của con người lên sự đa dạng của tự nhiên đến năm 2100, nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng tính ĐDSH trên đảo dễ bị phá vỡ hơn đất liền, bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đât của con người, trong đó có phá rừng lấy đất nông nghiệp.
 
Gerold Kier, trưởng nhóm dự án đại học Bonn đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết mối đe dọa việc tiếp cận với những vùng đất nguyên sơ khá dễ dàng. Chẳng hạn như ở New Caledonia, nền kinh tế dựa vào khai khoáng nơi đây đã tàn phá rất nhiều khu vực sinh sống của các loài động vật hoang dã.  


Kreft kết luận:” Hiện giờ chúng tôi đã nắm trong tay nhiều dữ kiện quan trọng nhưng giải pháp cho bảo tồn thì vẫn chưa có. Chúng tôi cần tìm phương thức sao cho các khu bảo tồn với hệ động thực vật của chúng có thể bổ sung lẫn nhau một cách hiệu quả nhất. Vai trò của các hệ sinh thái, chẳng hạn như khả năng thụ khí nhà kính như CO2 cũng phần phải được tính đến.”