Trên cánh đồng muối

ThienNhien.Net – Nghề làm muối từ bao đời nay đã tồn tại và nuôi sống hàng triệu người dân ven biển. Nhưng những "diêm dân" vất vả kia – dẫu họ đã mặn mà với muối bao nhiêu đi chăng nữa – cái nghèo vẫn chưa thôi đeo đuổi.

Ðặc thù của nghề muối là phụ thuộc lớn vào thời tiết, nhiều rủi ro nên cuộc sống của những người làm muối cũng vô cùng bấp bênh. Phương pháp làm ra hạt muối truyền thống của bà con vẫn là dẫn nước biển, bơm lên đồng muối và phơi nắng.

Với hơn 3250km bờ biển và nhiều vựa muối lớn như Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Nam Định, Thanh Hóa…lẽ ra Việt Nam phải được xếp vào hàng các quốc gia xuất khẩu muối. Tuy nhiên, theo Tổng công ty Muối, nhu cầu muối trong nước mỗi năm từ 1,1 đến 1,2 triệu tấn, trong đó muối ăn khoảng 500.000 tấn, còn lại để phục vụ chế biến công nghịêp và các mục đích khác nhưng sản lượng muối bình quân 10 năm (1996 – 2006) của nước ta mới chỉ đạt 737.000 tấn. Tức là chúng ta vẫn phải nhập muối hàng năm.

Bình thường mỗi kg muối chỉ có giá khoảng 400-500 đồng, nhưng vào lúc bất thường (như đợt mưa trái mùa năm vừa qua tại miền Nam), giá mỗi kg muối có thể lên đến 1200 – 1500 đồng. Nhưng cũng nhiều lúc người dân lao đao vì không tìm được đầu ra cho muối. Đó là vấn đề của qui hoạch. Vì không có qui hoạch bài bản nên ngành muối luôn bị động nằm trong cảnh “giật gấu vá vai”, diện tích đồng muối ngày càng thu hẹp, chủ yếu là tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi do thiên nhiên mang lại. 

Nhiều vùng triều ven biển được diêm dân khai phá làm ruộng muối một cách tự phát. Vì thế diện tích manh mún, phân tán, thiếu đồng bộ. Các chính sách đầu tư hỗ trợ diêm dân trong sản xuất, bình ổn giá cả, hệ thống phân phối sản phẩm…  chưa được quan tâm đúng mức. Năm nào muối được giá thì diêm dân sản xuất nhiều, lúc mất giá thì lại phá muối. Bài toán đó bao năm trôi qua, người ta vẫn giải như thế!

Theo Quyết định 161/QĐ- TTg phê duyệt Qui hoạch sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 nêu rõ: Đến năm 2010, diện tích sản xuất muối cả nước 14.500 ha, trong đó có 6.000 ha muối công nghiệp, sản lượng muối 1,5 triệu tấn, muối công nghiệp 800.000 tấn; đến năm 2020, sản lượng muối đạt 2 triệu tấn, trong đó có 1,35 triệu tấn muối công nghịêp. Nhưng đến bao giờ nụ cười diêm dân mới “nở” trọn vẹn, hay có chăng cũng chỉ là nụ cười trong lúc nghỉ ngơi trên cánh đồng muối. Mời các bạn xem chùm ảnh của tác giả Anh Bảo trên một cánh đồng muối ở Bình Thuận: 

canh dong muoi

Cánh đồng muối trải dài đón đợi.

 canh dong muoi

Xếp hàng chờ tới lượt đong và gánh muối ra bãi tập kết.

 canh dong muoi

Bận bịu, người xúc người đong người quẩy gánh.

 canh dong muoi

Những gánh muối nặng trĩu mồ hôi.

 canh dong muoi

Người vào lấy muối, người gánh ra bãi tập kết.

 canh dong muoi

canh dong muoi

Đong đầy, bên nghiêng bên ngả…

 canh dong muoi

Nhưng tất cả đều hối hả và tất bật.

 nghi ngoi

nghi ngoi

nghi ngoi

Những khoảnh khắc nghỉ ngơi âu cũng là lúc chia sẻ những tâm tư đời thường.

 canh dong muoi

Trên cánh đồng muối, đa phần phụ nữ đảm nhiệm công việc gánh muối còn đàn ông cào muối. Khi nghỉ, họ đồng loạt dừng cào 

 canh dong muoi

Và khi quay trở lại làm, đường cào của họ cũng đồng loạt bắt đầu.

 canh dong muoi

Còn trên bãi tập kết, người ta khẩn trương đóng bao để chuyển muối đi.

 

Khi công việc xong xuôi, kết thúc một buổi làm việc vất vả, mọi người lại hối hả quẩy quang gánh trở về nhà.

 canh dong muoi

Ai cũng mong chờ “thiên thời địa lợi” để có một mùa bội thu…