Tê giác

ThienNhien.Net – Tê giác có tê khoa học là <i>Rhinoceros</i>, là động vật có vú thuộc phân bộ Móng guốc lẻ. Hiện thế giới còn 5 loài tê giác (tê giác trắng, tê giác đen, tê giác Ấn Độ, tê giác Java, tê giác Sumatra) phân bố ở châu Á và châu Phi. Đây là một trong số rất ít loài động vật lớn ăn cỏ còn tồn tại. Đặc trưng nổi bật của động vật có sừng này là lớp da bảo vệ của chúng được tạo thành từ các lớp chất keo được sắp xếp theo cấu trúc mắt lưới. Sừng của tê giác, không giống như sừng của nhiều loài thú có sừng khác, được cấu tạo từ keratin (chất sừng), tương tự như một túm tóc kết lại cực kỳ rắn chắc. Sừng tê giác bị khai thác làm phương thuốc y học cổ truyền châu Á, và dùng để làm cán dao găm ở Yemen và Oman, chính vì thế tình trạng săn bắn tê giác diễn ra khá phức tạp. Sách Đỏ Thế giới đã xếp tê giác vào loài cực kỳ nguy cấp. Ở châu Phi có 2 loài tê giác là tê giác đen và tê giác trắng. Khác biệt chính giữa tê giác trắng và tê giác đen là hình dạng môi/miệng của chúng, tê giác trắng có các môi rộng và phẳng để gặm cỏ còn tê giác đen có các môi dài đầu nhọn để ăn lá cây. Tê giác trắng có khả năng đi 4 đến 5 ngày mà không cần nước uống. Ở Việt Nam, hiện chỉ phát hiện thấy loài tê giác Java (tê giác một sừng) với một số lượng không đến 10 cá thể. (Bức ảnh chụp một chú tê giác trắng nhỏ tại Vườn thú Dublin thuộc Ireland).

tegiac