Những sáng kiến hàng đầu về bảo vệ môi trường (Phần 1)

Năm 2007, những nỗ lực bảo vệ môi trường, đối phó với sự nóng lên của trái đất được tôn vinh. Tạp chí Time đã bình chọn 10 sáng kiến có tác dụng tích cực nhất trong lĩnh vực này.

1. Uỷ ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC)

 bvmt

Đây là mạng lưới tập hợp hàng nghìn nhà khoa học được thành lập từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Nhưng phải đến năm 2007, IPCC với sự đồng thuận cao về mặt khoa học mới ghi được dấu ấn của mình.

Trong báo cáo đánh giá thứ 4 về thay đổi khí hậu, tập hợp hàng loạt báo cáo nhỏ hơn được đưa ra trong cả năm, IPCC kết luận rằng, tình trạng nóng lên của trái đất là có thật, và con người chính là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ấy.

IPCC cũng nêu một cách chi tiết những hậu quả tiềm tàng nếu không kiểm soát được hiện tượng trái đất nóng lên. IPCC đồng thời công bố một bản lộ trình cho những thay đổi cần thiết về kinh tế, kỹ thuật nhằm tránh những tình huống tồi tệ nhất.

Không những chỉ ra rằng, thay đổi khí hậu là thách thức chủ yếu, IPCC – đồng giải thưởng Nobel Hoà bình với cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, còn chỉ cho chúng ta cách thức đối phó.

2. Hiệp hội hành động chống lại thay đổi khí hậu Mỹ (USCAP)

 bvmt

Việc thiếu một chương trình hành động trên toàn liên bang làm suy yếu các nỗ lực đối phó với sự thay đổi khí hậu ở Mỹ. Tuy nhiên, chính sự thiếu hụt ấy lại tạo điều kiện cho nhiều sáng kiến từ các nhân tố khác.

Ý tưởng thành lập USCAP được đưa ra vào tháng 1 năm nay. USCAP tập hợp một số tập đoàn lớn như General Motors và General Electric cùng các nhóm hoạt động vì môi trường như Hội bảo tồn thiên nhiên. Họ đã phối hợp cùng nhau, vận động chính quyền tiến hành một số hành động như tăng cường các quy định, nguyên tắc.

USCAP kêu gọi cắt giảm lượng khí thải carbon từ 60% – 80% vào năm 2050, và một hình thành một thị trường đồng nhất trên toàn quốc cho carbon.

3. Dây chuyền cung cấp xanh

 bvmt3

Trong thời đại nền kinh tế thế giới vận hành trong các khối, các nhóm, thì chính các khối, các nhóm này lại có khả năng tạo ra những thay đổi cơ bản hơn bất cứ một chính phủ đơn lẻ nào.

Một công ty có giá trị tài sản lên tới 80 tỉ USD như Wal – Mart có mối liên hệ, làm ăn với hàng nghìn công ty nhỏ hơn trên toàn thế giới. Dựa vào thế mạnh ấy, Wal – Mart có thể buộc các nhà cung cấp phải bán hàng hoá cho họ với giá rẻ hơn hoặc xanh, sạch hơn, nếu như Wal – Mart muốn.

Đó chính xác là những gì người khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ, Bentonville, đã tiến hành trong năm nay: gây áp lực buộc các nhà cung cấp phải “xanh hóa”.

Sáng kiến của Wal – Mart được triển khai hồi tháng 10 với việc đưa Liên hiệp Lãnh đạo dây chuyền cung cấp vào hoạt động. Theo đó, một số công ty hàng đầu thế giới, có cả Procter & Gamble (P&G) và Unilevel hợp tác với nhau, gây áp lực lên các nhà cung cấp, buộc họ phải báo cáo sản lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và phải cởi mở hơn về các nỗ lực đối phó với sự thay đổi khí hậu.

4. Giảm nạn tàn phá rừng

 bvmt

Rừng, đặc biệt là những khu rừng nhiệt đới giống như những bức màn ngăn khí thải carbon độc hại. Nếu những bức màn này bị chọc thủng, khí carbon cứ theo đó mà tràn ra ngoài không khí. Ít nhất 32.400 hecta rừng biến mất khỏi trái đất mỗi ngày. Nạn chặt phá rừng phải chịu trách nhiệm cho khoảng 20% khí thải carbon của toàn cầu.

Một cách để giảm tốc độ chặt phá rừng đó là, các nước giàu sẽ trả tiền cho các nước nghèo hơn để họ chăm sóc, gìn giữ các rừng cây nhiệt đới. Nhưng một giải pháp như vậy đã không được thừa nhận trong Nghị định thư Kyoto.

Tháng 06/2007, Ngân hàng thế giới bắt đầu tăng 250 triệu USD cho một quỹ hỗ trợ các dự án chống chặt phá rừng. Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm nay được tổ chức tại Indonesia, nước có lượng khí thải carbon lớn thứ 3 thế giới, ý tưởng ấy sẽ được tiếp thêm động lực. Nguyên nhân chính là vì tốc độ chặt phá rừng tăng nhanh đến chóng mặt.

5. Nghề “phủ xanh”

 bvmt5

Phần lớn người Mỹ sẽ không có động thái nào đối với sự thay đổi khí hậu cho đến khi nó có tác động trực tiếp tới nền kinh tế nước này. Đó mới thực sự là mối quan tâm của họ.

Nhưng những người phản đối lại các hoạt động chống lại sự nóng lên của trái đất luôn luôn lập luận rằng, cố gắng khống chế sự thay đổi khí hậu, bằng cách tăng giá xăng dầu, sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế và công ăn việc làm của người Mỹ.

Nếu Mỹ chuyển đổi nhanh chóng sang sử dụng công nghệ sạch, nước này có thể tạo ra một tầng lớp lao động hoàn toàn mới: những người làm nghề “phủ xanh”.

Từ việc làm cho các tòa nhà được bao bọc bởi màu xanh tới thu về năng lượng mặt trời, quá trình “xanh hoá” có thể tạo ra khoảng 6,3 triệu công ăn việc làm vào năm 2015.