Lọc nước tinh khiết bằng công nghệ màng

ThienNhien.Net – Hai giáo sư thuộc trường đại học Michigan (Mỹ), Volodymyr Tarabara và Tom Voice, đang tiến hành một dự án đầy tham vọng, lọc các nguồn nước trên thế giới. Họ hy vọng sẽ tạo ra những bước đột phá mới về công nghệ.

Tarabara và Voice đang lãnh đạo một nhóm cộng tác quốc tế bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư môi trường đến từ hai trường đại học nghiên cứu của Mỹ, hai trung tâm nghiên cứu của Pháp và ba viện nghiên cứu ở Ukraine và Nga. Sự liên kết này được mong chờ sẽ tạo ra những công nghệ mới cho dự án.
Với nguồn kinh phí lớn nhất từ trước tới nay so với các dự án cùng loại, khoản tiền 2.5 triệu đô la Mỹ được tài trợ bởi Quỹ tài trợ khoa học quốc gia (NSF), những nhà lãnh đạo của nhóm này đã thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như trong giới sinh viên để phát triển dự án chiến lược, lọc nước sử dụng công nghệ màng.
“Công nghệ màng sẽ giúp loại bỏ có chọn lọc các chất hóa học và bụi ra khỏi nước”, ông Voice giáo sư của khoa công nghệ môi trường và dân dụng đã nói. Voice cho biết thêm: “Chúng cũng giống như những máy lọc ngoài ra chúng còn có thể loại bỏ những vật chất nhỏ và phân riêng chúng ra theo tính chất hóa học và kích cỡ hạt. Dự án của chúng tôi cũng đang xem xét đến việc phát triển các loại màng lọc và hệ thống lọc mới để mang lại hiệu quả tốt hơn trong các ứng dụng xử lý nước”
Những màng lọc có thể mang lại nguồn nước siêu sạch, loại bỏ hầu hết các tạp chất. Công nghệ này được sử dụng ở nhiều nơi để biến nước biển thành nước ngọt. Nhưng làm sao để mang lại lợi nhuận? Theo ông Voice, họ đã thực hiện bằng cách nâng cao hiệu quả của công nghệ lọc.
Việc phát triển các màng lọc thô là bước tiến đáng kể để cải thiện chất lượng nước cuối cùng là nâng cao sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển.
Việc đầu tư vào nghiên cứu và giáo dục quốc tế là sáng kiến tương đối mới của quỹ tài trợ khoa học quốc gia, ông Tarabara, phó giáo sư khoa công nghệ môi trường và xây dựng đã nói “Thành công của sáng kiến là do xu hướng toàn cầu hóa và sự đua tranh thắng lợi của các nhà khoa học Mỹ với những nhà nghiên cứu từ các quốc gia khác, chứng tỏ họ cần được chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức của công việc trong môi trường toàn cầu”
Sức mạnh của nhóm nghiên cứu theo ông Tarabara là sức mạnh tổng hợp của các tổ chức thành viên. “Ví dụ, với nghiên cứu để phát triển màng lọc rỗng bền hơn sẽ quy tụ nhiều ý kiến của những chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ hóa các bon siêu nhỏ ở trường đại học Rice cùng với những kiến thức về sản xuất và tối ưu màng lọc rỗng ở viện nghiên cứu đa ngành quốc gia Toulouse của Pháp”
“Việc phát triển màng lọc dòng cao để loại bỏ chất ô nhiễm kim loại nặng sẽ bao gồm cả nhóm làm việc ở Kiev, nơi sẽ lấy phần lớn mẫu chất ô nhiễm môi trường và một nhóm từ MSU nơi đang nghiên cứu phát triển màng lọc dòng cao loại bỏ nguyên tử lớn”.
Ông cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đang làm việc với các ngành công nghiệp ở Mỹ và ở nước ngoài để đảm bảo dự án vẫn được duy trì liên tục sau khi nguồn tài trợ của NSF kết thúc”.