Lá ngô có thể giúp xác định lượng khí thải CO2

Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra phương pháp mới, rẻ tiền để xác định lượng CO2 thải vào khí quyển. Đó là đo lượng CO2 do lá ngô hấp thụ.

Đây là một phương pháp đơn giản để theo dõi khí thải bắt nguồn từ đâu, từ đó đưa ra được những quy định có hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính.

Loại ngô được dùng để đo lượng khí CO2 là giống ngô Bắc Mỹ. Giống ngô này có thể cho thấy một lượng CO2 tương đối trong cả một mùa vụ (không tính ban đêm, vì thời điểm đó cây cối không hấp thu CO2).

Cho dù không hiệu quả như các loại máy móc cho kết quả chính xác tại thời điểm cụ thể, phương pháp sử dụng lá ngô này vẫn có những ưu điểm như mùa vụ ngô ở các nơi là giống nhau, cũng như việc thu thập các mẫu xét nghiệm trên phạm vi thế giới rất đơn giản.

Trumbore, Diana Hsueh và một số nhà khoa học khác từ Đại học UCI và Viện công nghệ California đã công bố công trình nghiên cứu của họ về khả năng này của cây ngô trên lần xuất bản gần đây nhất của tờ Geophysical Research Letters.

Bước khó nhất của phương pháp này là phân biệt đâu là CO2 do máy móc thải ra, đâu là CO2 có từ những nguồn khác. Những nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề này bằng cách đo số lượng của hai loại cacbon với khối lượng nguyên tử khác nhau.

Loại cacbon nặng hơn, khối lượng nguyên tử là 14 được tạo ra bằng hai cách. Một là chiếu tia vũ trụ (có năng lượng lớn) phá vỡ nguyên tử cacbon có khối lượng nguyên tử là 12 trong không khí. Hai là sinh ra do áp suất của vụ nổ vũ khí hạt nhân những năm 50 và 60 thế kỉ 20. Nguyên tử cacbon-12 chiếm phần lớn trong cấu trúc hóa học của các loại nhiên liệu hóa thạch sau khi nguyên tử cacbon-14 phân hủy một cách tự nhiên. Vì vậy, những mẫu cây được xét nghiệm có nhiều cacbon-12, ít cacbon-14, thì chứng tỏ người ta đã dùng nhiều nhiên liệu hóa thạch.

Được tiến hành trên 67 khu vực của nước Mỹ trong mùa vụ 2004, phương pháp này đã cho thấy rằng nhiên liệu hóa thạch được sử dụng nhiều nhất tại phía nam và trung tâm của California và thung lũng Ohio.

Jocelyn Turnbull của trường Đại học Colorado và Viện nghiên cứu của châu Âu về khí hậu và môi trường tại Saclay, Pháp, cho biết:” Công trình nghiên cứu này đem lại cách xác định đơn giản hơn lượng CO2 thải vào khí quyển trong quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hơn là dựa vào báo cáo của các công ty hay các chính phủ. Điều này rất quan trọng nếu muốn hiểu rõ hơn và giải quyết vấn đề trái đất đang nóng dần lên.”

Hiện nay, con số ước tính lượng CO2 thải ra là dựa trên lượng nhiên liệu hóa thạch được tiêu thụ.

Thông tin đó cho biết rất ít về lượng khí này được thải ra và ở đâu, và bao nhiêu được cây cối hấp thụ.

Turnbull là người áp dụng phương pháp chụp nhanh các mẫu không khí thu từ các nơi trên trái đất để xem xét các nguyên tử cacbon, nói rằng:” Ưu điểm của phương pháp này là nó rẻ và dễ dàng thu thập lá ngô để đem về phòng thí nghiệm phân tích.