Đa dạng sinh học các loài chim ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Vân Long là một khu bảo tồn đất ngập nước ngọt vào loại lớn của Đồng bằng Bắc Bộ. Qua nghiên cứu điều tra của tác giả cho thấy các loài chim ở khu bảo tồn này tuy không đồng đều về số lượng cá thể nhưng khá đa dạng về thành phần loài, trong đó có loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các loài chim ở đây, theo tác giả cần làm tốt công tác bảo vệ, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng, tạo môi trường sống và thức ăn cho chim, đồng thời phát triển tốt du lịch sinh thái để vừa tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho người dân sở tại, vừa tạo thêm kinh phí tăng cường cho công tác bảo tồn.
 
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KTTTNĐNN) Vân Long có tổng diện tích quy hoạch là 2643 ha nằm ở phía đông bắc tỉnh Ninh Bình, trên địa phần 7 xã (Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Xuân, Gia Thanh) thuộc huyện Gia Viễn. Vị trí địa lý của khu bảo tồn: từ 20 độ 25`551“ vĩ độ bắc, từ 105 độ 48`20“ đến 105 độ 54`30“ kinh độ đông.

Vân Long là một vùng đất ngập nước ngọt lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong khu vực có nhiều núi đá vôi nằm thành dải dài hoặc là các hòn đảo nổi trên mặt nước. Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Trước hết là đa dạng về sinh cảnh: rừng phục hồi trên núi đá vôi (chiếm 15% diện tích cả khu bảo tồn), rừng trồng (4%), trảng cổ (8%), đất ngập nước quanh năm (13%), đất nông nghiệp và đất thổ cư (11%). Hệ thực vật ở đây khá phong phú. Theo điều tra bước đầu của Nguyễn Quốc Dựng, Vũ Văn Dũng (2000) đã ghi nhận được ở Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ với nhiều loài đặc trưng như: đinh, nghiến, trai, chò chỉ, lát hoa, chò xanh… Trong đó, thực vật hạt kín giữ vai trò quan trọng nhất, chiếm 95% tổng số loài của khu bảo tồn. Ở Vân Long cũng đã xác định được 39 loài thực vật bậc cao có trong đầm nước và các thuỷ vực xung quanh, 96 loài thực vật bậc thấp thuộc 9 ngành tảo là: tảo lam, tảo silic, tảo lục, tảo vàng ánh và tảo mắt (Phan Văn Mạch, Lê Hùng Anh, Hồ Thanh Hải, 2000). Hầu hết các loài rong nước ngọt đều có mặt ở khu đất ngập nước này. Khu hệ động vật có 39 loài thú, 32 loài bò sát, lưỡng cư, 44 loài cá, 45 loài động vật nổi, 37 loài động vật đáy, 79 loài côn trùng (Trung tâm tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2001). Trong đó có loài voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) – một loài đặc hữu phân bố hẹp ở Việt Nam rất được chú ý và thu hút nhiều nhà khoa học học tập trung nghiên cứu.

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài nghiên cứu trong 2 năm (2001 – 2002), chúng  tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài chim, ảnh hưởng của con người và đề xuất một số giải pháp bảo tồn các loài chim, phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, bước đầu đã thu được một số kết quả cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu

Với đặc điểm địa hình của Vân Long gồm 2 loại hệ sinh thái chính là núi đá vôi và dầm nước, chúng tôi đã tiến hành điều tra theo 7 tuyến đi bộ và 2 tuyến đi thuyền. Chim được điều tra ngoài thiên nhiên kết hợp bằng các phương pháp quan sát điểm và quan sát trực tiếp. Việc định loại các loài chim ngoài thiên nhiên dựa trên các sách định loại và so sánh với các mẫu chim nhồi ở Bảo tàng động vật khoa sinh học (Đại học quốc gia Hà Nội). Để tính số lượng cá thể các loài chim nước, chúng tôi áp dụng phương pháp đếm trực tiếp 1 người ngoài thực địa. Để xác định thức ăn của chim, chúng tôi tiến hành mổ dạ dày một số loài chim và phân tích một số phân chim, thức ăn rơi vãi của chim thu được ngoài thực địa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp điều tra qua nhân dân và phương pháp kế thừa.

Kết quả đạt được
Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có 72 loài chim thuộc 33 họ, 14 bộ. Trong đó có 25 loài chim nước và 47 loài chim cạn. Có 3 loài chim có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) là: Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), dù dì phương đông (Ketupa zeylonensis), niệc hung (Ptilolaemus tickelli) (xem bảng 1).

Mức độ phong phú về thành phần của họ trong mỗi bộ chim ở Vân Long là thấp, trung bình mỗi bộ có 2 họ. Bộ chim phong phú nhất về thành phần các họ là bộ chim sẻ (Passeriformes) có 17 họ. Về thành phần loài, trung bình mỗi họ có 2 loài. Trong đó có 18 họ chỉ có 1 loài. Họ chim có nhiều loài nhất ở Vân Long là họ diệc (Ardeidae) có 10 loài.

Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài chim ở Khu BTTN đất ngập nước Vân Long

STT Bộ chim Họ Loài
Tên Việt Nam Tên khoa học n % n %
1 Bộ chim lặn Podicipediformes 1 3.03 1 1,39
2 Bộ bồ nông Pelecaniformes 1 3,03 1 1,39
3 Bộ hạc Ciconiiformes 1 3,03 10 13,89
4 Bộ ngỗng Anseriformes 1 3,03 3 4,17
5 Bộ cắt Falconiformes 1 3,03 3 4,17
6 Bộ gà Galliformes 1 3,03 4 5,55
7 Bộ sếu Gruiformes 2 6,06 5 6,94
8 Bộ rẽ Charadriformes 2 6,06 2 2,78
9 Bộ bồ câu Columbiformes 1 3,03 3 4,17
10 Bộ vẹt Psittaciformes 1 3,03 1 1,39
11 Bộ cu cu Cuculiformes 1 3,03